Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng để tập trung cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các công trình thi công xây dựng liên tục cần tuyển công nhân vận hành máy móc. Để làm được công việc đó, đòi hỏi công nhân phải có chứng chỉ vận hành được đơn vị có thẩm quyền cung cấp sau khi hoàn thành khóa học. Dưới đây là thông tin chi tiết về khóa đào tạo chứng chỉ vận hành máy công trình, mời bạn cùng xem qua để nắm bắt rõ hơn về văn bằng này.
Thế nào là chứng chỉ vận hành máy công trình?
Chứng chỉ vận hành máy công trình là loại văn bằng bắt buộc mà bạn cần phải có khi muốn xin vào vị trí vận hành các loại máy móc thi công nền như: Xe lu, máy ủi, máy xúc, máy san,… Chứng chỉ này là một yếu tố quan trọng đối với công nhân và nhà thầu, xí nghiệp trong quá trình vận hành máy móc sao cho đảm bảo đúng như yêu cầu, quy định của pháp luật.
Tìm hiểu thêm: Thông tin chứng chỉ tư vấn giám sát (thi công) hạng 1, 2 và 3
Thời gian và mục đích khóa học
Lộ trình đào tạo lấy chứng chỉ vận hành máy công trình thường là trong vòng 3 tháng (đã tính cả thời gian thi lấy chứng chỉ). Về mục đích của khóa học đó là đảm bảo cho học viên có thể vận hành một cách thành thạo những loại máy móc, công trình. Hướng dẫn cho học viên cách bảo quản, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp hỏng hóc, bất thường. Ngoài ra, khóa đào tạo còn giúp học viên tính toán được bài toán năng suất, tính hiệu quả về mặt kinh tế trong quá trình vận hành máy.
Phân loại chứng chỉ vận hành máy công trình
Vì máy công trình bao gồm nhiều loại, mỗi loại đều có cấu tạo, chức năng và cách vận hành riêng biệt, đòi hỏi việc tổ chức giảng dạy cũng sẽ khác nhau, đảm bảo hiệu quả cho từng khóa học. Các chứng chỉ thường gặp nhất hiện nay đó là:
- Chứng chỉ vận hành xe nâng.
- Chứng chỉ vận hành cần trục ô tô.
- Chứng chỉ vận hành xe lu, xe ủi.
- Chứng chỉ vận hành xe xúc.
- Chứng chỉ vận hành xe cẩu.
- Và nhiều loại chứng chỉ vận hành máy công trình khác.
Đối tượng tham gia khóa học lấy chứng chỉ vận hành máy công trình
Theo như pháp luật quy định, đối tượng tham gia khóa đào tạo lấy chứng chỉ vận hành máy công trình là công dân Việt Nam, có trình độ văn hóa bậc tốt nghiệp THCS trở lên, hoặc những cá nhân đang làm việc tại các vị trí liên quan đến sử dụng các loại máy móc thiết bị công trình, đang có nhu cầu đăng ký khóa đào tạo nhằm mục đích nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng nghề nghiệp. Đặc biệt, các đối tượng học viên phải có sức khỏe tốt để đáp ứng được tất cả yêu cầu của khóa học.
Học phí và hình thức đào tạo
Hiện nay, với đa dạng nhu cầu đăng ký học của các học viên, trung tâm dạy nghề hầu hết sẽ chia học viên ra thành 3 loại đăng ký với mức học phí như sau:
- Đối với những học viên chưa tiếp xúc với máy công trình, cần đào tạo lại từ đầu, mức học phí sẽ là 3.000.000VNĐ/học viên. Chi phí giảng dạy, chi phí tài liệu, thực hành và chi phí chứng chỉ đã được tính hết trong mức học phí này.
- Với những ai đã biết vận hành máy móc công trình trước đó, cần đăng ký để thi và cấp chứng chỉ sau 3 ngày làm việc, mức lệ phí sẽ là 800.000VNĐ/học viên.
- Hình thức cuối là hình thức đào tạo dựa theo hợp đồng. Trường hợp này dành cho các công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp muốn đào tạo nhân viên số lượng lớn để bổ sung kỹ năng cần thiết cho công việc và lấy chứng chỉ vận hành máy công trình. Chi phí sẽ tùy thuộc vào số lượng, trung tâm và nhiều yếu tố khác nên cần thương lượng và ký hợp đồng khi đã làm việc kỹ.
Có thể bạn quan tâm: Chứng chỉ Điện công nghiệp – Tổng hợp các thông tin mới nhất 2023, chi tiết: https://giaiphapchontruong.com/chung-chi-dien-cong-nghiep/
Nội dung chi tiết của khóa đào tạo
Với khóa đào tạo chứng chỉ vận hành máy công trình, các học viên sẽ được học xen kẽ 2 phần nội dung đó là kiến thức và kỹ năng thực hành.
Kiến thức (30% tổng thời lượng khóa học)
- Có các kiến thức cơ bản liên quan đến chuyên môn của nghề vận hành máy công trình như: kiến thức về điện kỹ thuật, vẽ kỹ thuật, nguội cơ bản, cơ ứng dụng, vật liệu học,…
- Hiểu được cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của các loại máy công trình như: máy lu, máy xúc, máy ủi,…
- Nắm được các phương pháp thi công của máy lu, máy ủi, máy xúc,…
- Trình bày đầy đủ quy trình vận hành và bảo dưỡng các loại máy công trình.
- Biết cách tố chức, quản lý phù hợp trong quá trình làm việc tại công trình.
Kỹ năng (70% tổng thời lượng khóa học)
- Đọc được bản vẽ thi công.
- Thực hiện được những biện pháp đảm bảo an toàn, biết cách xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp xảy ra và vệ sinh khu vực thi công.
- Biết sắp xếp, lựa chọn được những công việc cần chuẩn bị khi vận hành máy công trình.
- Sử dụng được các dụng cụ sửa chữa khi gặp hư hỏng thông thường.
- Biết cách kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị máy công trình định kỳ.
- Vận hành được máy công trình theo đúng hướng dẫn, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Biết cách chọn lựa được phương án và thiết bị phù hợp để thi công.
- Có kỹ năng làm việc độc lập, sáng tạo, linh hoạt giải quyết các vấn đề xảy ra bất ngờ trong thực tế.
- Có kỹ năng giao tiếp tốt với đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng.
Khi kết thúc khóa đào tạo, học viên sẽ nhận được gì?
Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được cấp bằng, chứng chỉ vận hành máy công trình có giá trị vĩnh viễn trên phạm vi toàn quốc. Thêm vào đó, học viên sẽ được đảm bảo chuẩn đầu ra là có khả năng vận hành thành thạo những loại máy công trình để thực hiện được các công việc như rải vật liệu, gia cố nền móng, san lấp mặt bằng,… đúng như theo trình tự và yêu cầu về mặt kỹ thuật, đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra, học viên còn học được các kỹ thuật bảo dưỡng một số loại máy công trình. Hơn nữa, học viên sẽ có thêm các kỹ năng về tổ chức, quản lý, điều hành tổ, nhóm thi công và cách để hướng dẫn công nhân có tay nghề thấp, thực hiện được an toàn trong kỹ thuật và đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường.
Đừng bỏ lỡ: Chứng chỉ vận hành xe nâng: Quy định, chi phí và nội dung đào tạo, TẠI ĐÂY
Tóm lại, nếu bạn muốn làm việc trong các lĩnh vực xây dựng, vận hành máy móc, bạn bắt buộc phải hoàn thành khóa đào tạo lấy chứng chỉ vận hành máy công trình. Khi sở hữu chứng chỉ này, bạn sẽ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn, thông thường là tại các vị trí: công nhân vận hành công trình thủy điện, xây dựng, chỉ huy tổ,… Các loại máy móc thường ẩn chứa nhiều nguy hiểm, nên bạn không được chủ quan vận hành chúng nếu chưa được đào tạo bài bản. Hãy đăng ký ngay một khóa học lấy chứng chỉ và tìm được công việc phù hợp nhất với mình, bạn nhé! Nếu bạn muốn xem thêm thông tin về các loại chứng chỉ khác, hãy theo dõi Giải pháp chọn trường thường xuyên để không bỏ lỡ những bài viết hữu ích nhé!