Chứng chỉ nghiệp vụ quản lý dự án là yêu cầu bắt buộc đối với những ai đang giữ vị trí cao trong quá trình giám sát thi công xây dựng ở công trường. Để hiểu rõ hơn về chứng chỉ quản lý dự án, mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây của Giải Pháp Chọn trường nhé!
Chứng chỉ nghiệp vụ quản lý dự án là gì?
Chứng chỉ nghiệp vụ quản lý dự án là văn bản chứng minh cơ quan, cá nhân hay tổ chức đã đủ điều kiện về năng lực quản lý các dự án thuộc các lĩnh vực do Bộ Xây Dựng cung cấp. Chứng chỉ quản lý dự án là điều kiện bắt buộc của các cá nhân đảm nhận chức vụ giám đốc quản lý những doanh nghiệp tham gia dự thầu và đấu thầu công trình nào đó.
Cơ quan thẩm quyền cấp chứng chỉ quản lý dự án
Nếu bạn muốn cấp chứng chỉ quản lý dự án thì bạn phải chuẩn bị hồ sơ và thi sát hạch, trường hợp bạn đậu kỳ sát hạch thì đơn vị nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp chứng chỉ cho bạn. Các cơ quản nhà nước thẩm quyền trong việc cấp chứng chỉ quản lý dự án có thể kể đến như:
- Cục quản lý hoạt động xây dựng trực thuộc Bộ Xây Dựng cấp các chứng chỉ quản lý dự án hạng I.
- Sở Xây Dựng cấp các chứng chỉ hạng II, III.
- Ngoài ra bạn cũng có thể xin cấp chứng chỉ quản lý dự án hạng II, III bởi các tổ chức đủ điều kiện cấp chứng chỉ theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Những điều cần biết về chứng chỉ Bảo mẫu mầm non
Lĩnh vực và phạm vi hoạt động của chứng chỉ quản lý dự án
Các lĩnh vực hoạt động yêu cầu về chứng chỉ quản lý dự án bao gồm những dự án xây dựng công trình dân dụng, dự án xây dựng công trình hạ tầng giao thông và dự án xây dựng công trình nhằm phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn như các hoạt động xây dựng thủy lợi, đắp đê,…
Chứng chỉ nghiệp vụ quản lý dự án thường được chia thành 3 loại tùy vào việc thực hiện cấp công trình khác nhau. Ba loại chứng chỉ được phân biệt như sau:
- Chứng chỉ năng lực hạng I: Người lao động được phép tham gia vào tất cả các hoạt động giám sát thi công công trình xây dựng cùng loại được ghi trong chứng chỉ năng lực.
- Chứng chỉ năng lực hạng II: Người lao động được quyền giám sát thi công xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống và công trình phải phù hợp với nội dung được ghi trong chứng chỉ.
- Chứng chỉ năng lực hạng III: Người lao động chỉ được phép tham gia quá trình giám sát thi công các công trình từ cấp III trở xuống và phải cùng loại với nội dung được ghi trong chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
Điều kiện cấp chứng chỉ nghiệp vụ quản lý dự án
Người được cấp chứng chỉ nghiệp vụ quản lý dự án phải là người có năng lực hành vi dân sự và có năng lực chuyên môn cùng kinh nghiệm thực hiện các công việc phù hợp với nội dung xin cấp chứng chỉ. Nếu bạn là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư nước ngoài thì bạn phải có giấy phép cư trú hợp pháp ở Việt Nam.
Chứng chỉ quản lý dự án hạng I
Chứng chỉ quản lý dự án hạng I được cấp cho người lao động đáp ứng các điều kiện cụ thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra. Các tiêu chuẩn xét cấp chứng chỉ hạng I bao gồm:
- Người có trình độ từ đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đã đăng ký. Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý xây dựng.
- Là giám đốc quản lý ít nhất một dự án thuộc nhóm A và ít nhất hai dự án thuộc nhóm B.
- Người sở hữu 1 trong 3 loại chứng chỉ hành nghề như thiết kế xây dựng hạng I, giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc định giá xây dựng hạng I.
Chứng chỉ quản lý dự án hạng II
Để được cấp chứng chỉ quản lý dự án hạng II, người lao động cần phải đáp ứng các điều kiện được cơ quản thẩm quyền nhà nước đặt ra. Các điều kiện xét cấp chứng chỉ hạng II bao gồm:
- Người có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đã đăng ký xét cấp chứng chỉ. Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý xây dựng.
- Là giám đốc quản lý dự án của ít nhất 1 dự án thuộc nhóm B hoặc 2 dự án thuộc nhóm C trở lên.
- Người được cấp 1 trong 3 chứng chỉ hành nghề như thiết kế xây dựng hạng II, giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc định giá xây dựng hạng II.
Chứng chỉ quản lý dự án hạng III
Để được cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng III, người xin cấp chứng chỉ phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của cơ quan thẩm quyền. Các điều kiện, tiêu chuẩn xét cấp chứng chỉ quản lý dự án hạng III bao gồm:
- Người lao động có trình độ đại học trở lên yêu cầu tối thiểu 3 năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực, còn đối với cá nhân trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thì yêu cầu tối thiểu 5 năm kinh nghiệm.
- Có kinh nghiệm làm giám đốc quản lý 1 dự án thuộc nhóm C trở lên
Hồ sơ xin cấp chứng chỉ bao gồm những gì?
Trước khi tiến hành thi sát hạch để xin cấp chứng chỉ quản lý dự án, bạn cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ xin cấp chứng chỉ. Hồ sơ cấp chứng chỉ quản lý dự án thường không quá phức tạp nên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề thời gian hay chi phí. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn xin đề nghị cấp chứng chỉ theo mẫu.
- 2 ảnh thẻ 4×6 nền trắng chụp không quá 6 tháng.
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ liên quan được cấp bởi cơ sở đào tạo hợp pháp.
- Bản sao Bản kê khai kinh nghiệm cá nhân đã được xác nhận bởi công ty, tổ chức hay doanh nghiệp nơi cá nhân làm việc.
- Tệp tin chứa ảnh màu bản chính hợp đồng dự án hoạt động xây dựng mà cá nhân tham gia và thực hiện.
Có thể bạn quan tâm: Thông tin chứng chỉ kỹ thuật chăm sóc da – Spa từ A đến Z
Quy trình thi sát hạch cấp chứng chỉ quản lý dự án
Để được cấp chứng chỉ quản lý dự án, bạn cần phải thông qua quy trình thi sát hạch do cơ quan có thẩm quyền quy định thì mới đủ điều kiện xét cấp chứng chỉ. Trình tự thi sát hạch chứng chỉ thường trải qua 3 bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người đề nghị xin cấp chứng chỉ phải nộp hồ sơ đã được chuẩn bị đầy đủ đến văn phòng của Sở Xây Dựng cấp tỉnh hoặc thành phố nơi bạn muốn xin cấp chứng chỉ. Ngoài ra, khi nộp hồ sơ cá nhân cũng cần nộp các lệ phí liên quan và các lệ phí này sẽ không được hoàn trả lại cho cá nhân ở bất cứ trường hợp nào.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra và tổ chức thi sát hạch
Trong vòng 3 ngày kể từ khi người xin cấp chứng chỉ nộp hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền trong việc sát hạch phải có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trước khi trình lên hội đồng xem xét. Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu thông tin thì bộ phận sát hạch phải thông báo đến cá nhân xin cấp để yêu cầu sửa đổi và bổ sung.
Việc thi sát hạch chứng chỉ quản lý dự án có thể tiến hành theo từng tổ chức, khu vực hoặc theo địa phương. Trước khi thi 5 ngày, Hội đồng xét cấp chứng chỉ phải thông báo đến cá nhân tham gia sát hạch về thời gian, địa điểm, mã số dự thi trên trang thông tin điện tử của Sở Xây Dựng.
Bước 3: Nhận chứng chỉ Nghiệp vụ quản lý dự án
Sau khi đã vượt qua phần thi sát hạch, cá nhân đến nhận chứng chỉ tại cơ quan thẩm quyền và khi đến nhận cá nhân cần phải xuất trình các giấy tờ như chứng minh nhân dân, căn cước đối với người Việt Nam hoặc hộ chiếu đối với người nước ngoài.
Thời hạn của chứng chỉ hành nghề quản lý dự án
Thời hạn của chứng chỉ quản lý dự án quy định tối đa 5 năm. Nếu cá nhân được cấp chứng chỉ là người nước ngoài thì thời hạn chứng chỉ sẽ được xác định bởi thời gian ghi trên giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú, tuy vậy thời hạn cũng không quá 5 năm.
Tham khảo ngay: Tổng hợp 8 trường Cao đẳng Ô Tô chất lượng tại TP. Hồ Chí Minh
Tổng kết
Bài viết trên đã được chúng tôi tổng hợp những thông tin cần thiết về chứng chỉ nghiệp vụ quản lý dự án cho bạn tham khảo. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết, mọi thắc mắc xin liên hệ với Giải pháp chọn trường để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhé. Hẹn gặp lại bạn vào các bài viết tiếp theo.