Chứng chỉ bảo mẫu mầm non chính là một văn bằng cần thiết cho công việc bảo mẫu nếu bạn đang có mong muốn ứng tuyển vị trí này. Với nhu cầu tìm kiếm bảo mẫu càng ngày càng nhiều, dẫn đến số lượng người đi thi lấy chứng chỉ bảo mẫu cũng tăng theo. Vậy loại chứng chỉ này có đặc điểm như thế nào? Những công việc mà bảo mẫu phải làm là gì? Hãy cùng xem phần nội dung sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Chứng chỉ bảo mẫu mầm non là gì?
Chứng chỉ bảo mẫu mầm non là loại chứng chỉ được các trung tâm giáo dục và đào tạo cấp cho những học viên theo học, tốt nghiệp khóa học bảo mẫu mầm non. Khóa học này thường được đào tạo ở trình độ sơ cấp với thời gian theo học là 3 tháng. Loại chứng chỉ này có phạm vi được phép sử dụng trong cả nước và thời hạn sử dụng là vô thời hạn.
Quy trình và hồ sơ đăng ký tham dự khóa học rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị phiếu đăng ký học, bản sao CMND/CCCD (có công chứng), ảnh thẻ (không quá 6 tháng). Tùy thuộc vào trung tâm, học phí của mỗi khóa học dao động trong khoảng từ 2.300.000 – 2.800.000VNĐ. Đối tượng được đăng ký học là cá nhân có trình độ học vấn từ bậc THCS hoặc tương đương trở lên.
Sau khi nhận được chứng chỉ bảo mẫu mầm non, bạn sẽ có đủ điều kiện để làm các công việc như: công tác quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại các trường mầm non, mẫu giáo tư thục. Ngoài ra, bạn có thể làm việc qua các trung tâm tìm kiếm bảo mẫu hoặc những công việc tương tự.

Xem ngay: Thông tin chứng chỉ kỹ thuật chăm sóc da – Spa từ A đến Z, TẠI ĐÂY
Những kỹ năng cần thiết khi trở thành bảo mẫu mầm non
Để làm tốt được công việc bảo mẫu, ngoài việc có được chứng chỉ bảo mẫu mầm non ra, công việc này cần sự cẩn thận, tỉ mỉ, đòi hỏi người bảo mẫu có những kiến thức chuyên môn, kỹ năng thành thạo để chăm sóc, nuôi dạy trẻ một cách chu toàn. Vậy, những kỹ năng và kiến thức mà một người bảo mẫu cần có là gì?
Về kỹ năng
- Cần có khả năng lên kế hoạch và tạo thời khóa biểu khoa học, hợp lý cho trẻ nhỏ. Đối với trẻ em, giờ giấc sinh hoạt khoa học sẽ giúp trẻ ăn, ngủ, chơi vừa đủ, giúp cho trẻ phát triển lành mạnh hơn.
- Kỹ năng thích ứng linh hoạt cũng vô cùng cần thiết khi làm bảo mẫu. Vì đôi khi bạn sẽ không lường trước được những việc sẽ xảy ra và cần một cái đầu nhạy bén để xử lý được mọi tình huống sao cho tốt nhất.
- Những kỹ năng làm quản trò, tạo ra trò chơi, niềm vui cho trẻ, xen lẫn các kiến thức về cuộc sống, giúp cho trẻ rèn luyện được tư duy từ bé.
Về phẩm chất
- Kiên nhẫn, thấu hiểu, bao dung, điềm tĩnh là những đức tính cần có khi trở thành một người bảo mẫu chuẩn mực. Với độ tuổi mầm non, các bé cần một cô giáo, cũng như người mẹ thứ hai, ân cần dạy dỗ, tạo cho trẻ một cảm giác an toàn, từ đó, việc giáo dục, nuôi dạy trẻ sẽ dễ dàng hơn.
- Phẩm chất đạo đức là một yếu tố quan trọng và cần có trong mỗi con người dù làm ở bất kỳ ngành nghề nào.
Về kiến thức
Bạn cần có những kiến thức về y tế, sức khỏe, dinh dưỡng, vệ sinh thân thể cho trẻ nhỏ, các biện pháp phòng chống tai nạn, xử lý ngộ độc và xây dựng chương trình học theo chuẩn Bộ GD&ĐT để có thể kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh và truyền đạt lại cho trẻ những kỹ năng, kiến thức cần thiết. Các kiến thức trên, bạn sẽ được đào tạo thông qua khóa học lấy chứng chỉ bảo mẫu mầm non và tìm hiểu thêm ở ngoài.

Tìm hiểu thêm: Chứng chỉ kinh doanh xăng dầu và khí đốt – Thông tin mới nhất 2023
Công việc chính của một bảo mẫu mầm non
Công việc của một bảo mẫu sẽ thường bắt đầu từ 6h30 đến 17h30. Các bảo mẫu phải có mặt tại trường từ sáng sớm để chuẩn bị cho lớp học bằng cách sắp xếp, lau chùi bàn ghế, bảng, đồ chơi để chuẩn bị đón trẻ đến lớp. Vào buổi trưa, bảo mẫu có nhiệm vụ chuẩn bị bàn ăn, cho trẻ ăn, lau chùi, dọn dẹp, vệ sinh cho trẻ và dỗ các bé đi ngủ. Buổi chiều sẽ cho các bé ăn nhẹ, dạy học, chơi với các em rồi sau đó đưa các học sinh ra về. Cuối cùng để kết thúc một ngày làm việc, bảo mẫu sẽ dọn dẹp lại lớp học để ngày mai lại đến trường.

Mức lương hiện nay dành cho công việc bảo mẫu là bao nhiêu?
Với những công việc trên, chúng ta có thể thấy được công việc bảo mẫu rất vất vả vì phải chăm sóc nhiều em học sinh ở độ tuổi còn nhỏ nên sẽ có rất nhiều khó khăn trong suốt quá trình làm việc. Mức lương của công việc này tùy thuộc vào nơi và khu vực làm việc sẽ có lương tháng khác nhau. Hiện nay, làm bảo mẫu sẽ có lương rơi vào khoảng 3.500.000 – 6.000.000 VNĐ/tháng. Đối với các trường mầm non quốc tế thì sẽ có lương từ 7.500.000 – 10.000.000 VNĐ/tháng.
Nghề bảo mẫu cần học những nghiệp vụ gì?
Nghề bảo mẫu đòi hỏi người làm phải trang bị đầy đủ các loại nghiệp vụ liên quan đến việc chăm sóc, giáo dục, rèn luyện trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện từ sức khỏe, kiến thức, kỹ năng, nề nếp ngay từ khi còn ở độ tuổi mầm non. Vì vậy, trong quá trình làm công việc này, người bảo mẫu cần liên tục tìm hiểu những kiến thức mới để dạy cho các em, giúp các em tiếp cận kịp thời với những kiến thức cần thiết. Dưới đây là một số loại nghiệp vụ mà khi làm nghề bảo mẫu cần học, mời các bạn cùng xem qua:
Biết cách tổ chức và triển khai các chương trình giáo dục mầm non theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT
- Lập được bảng kế hoạch, thời gian biểu hằng ngày, hằng tuần và hằng tháng.
- Cung cấp cho trẻ đầy đủ những loại kiến thức cơ bản theo sát các chương trình giáo dục mầm non.
- Tổ chức những hoạt động tập thể, vui chơi mỗi ngày và trong các dịp lễ hội sao cho phù hợp với từng độ tuổi.
Thấu hiểu được tâm lý và tìm ra phương pháp giáo dục trẻ phù hợp
- Thường xuyên trau dồi các kiến thức giáo dục.
- Theo dõi và phân tích tính cách, hành động của trẻ. Từ đó, hiểu được tâm lý của trẻ hơn qua từng giai đoạn.
- Chủ động rèn luyện các nội dung liên quan đến phương pháp giáo dục và chăm sóc các bé nhằm mục đích nâng cao chất lượng và nghiệp vụ của công việc bảo mẫu.
Quản lý và vận hành tốt cơ sở giáo dục
- Quản lý các nhóm và lớp học.
- Trang bị đầy đủ các kiến thức, tài liệu, công cụ phục vụ cho việc chăm sóc trẻ.
- Kết nối, hỗ trợ trong công tác quản lý trẻ, dòng tài chính, nguồn nhân lực với nhà trường và gia đình trong cộng đồng.
- Sắp xếp, phân bổ, quản trị cơ sở giáo dục về các vấn đề như: cơ cấu tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ.
Có đủ các kiến thức về chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an toàn cho trẻ
- Trang bị những kiến thức về sự phát triển của cơ thể như hệ tuần hoàn hô hấp, tim mạch, thần kinh, xương khớp và tiêu hóa. Đảm bảo các cơ quan duy trì và vận hành ổn định.
- Khi có được những kiến thức trên, người làm bảo mẫu sẽ dễ dàng học được các kỹ năng sơ cứu, phòng ngừa kịp thời khi thấy trẻ có những biểu hiện, triệu chứng bất thường trên cơ thể.
- Ngoài ra, việc trang bị các kiến thức về vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi sinh hoạt cũng rất cần thiết.
- Các kiến thức liên quan đến chế độ dinh dưỡng, phòng chống ngộ độc thực phẩm đều cần chuẩn bị thật kỹ càng khi làm công việc này.
Thực hành và báo cáo đầy đủ
- Thực hiện và hoàn thành đầy đủ các công tác mà trường phân chia.
- Nộp báo cáo công việc một cách chi tiết cho cấp trên để theo dõi kịp thời các tiến độ.

Có thể bạn quan tâm: Chứng chỉ Hướng dẫn du lịch và những điều cần biết 2023, chi tiết: https://giaiphapchontruong.com/chung-chi-huong-dan-du-lich/
Lời kết
Hiện nay, nhu cầu tham gia các khóa học bảo mẫu và lấy chứng chỉ bảo mẫu mầm non ngày càng nhiều, các trung tâm, cơ sở đào tạo vì thế cũng xuất hiện nhiều hơn. Do đó, bạn cần tìm cho mình một đơn vị uy tín, có chứng nhận pháp lý từ Bộ GD&ĐT để tránh gặp những rủi ro và phiền phức về sau. Nếu bạn còn thắc mắc về chứng chỉ hay vị trí công việc bảo mẫu, hãy liên hệ ngay cho Giải Pháp Chọn Trường để được tư vấn tận tình nhất!