Ngành kiến trúc là một trong số các ngành học đòi hỏi tiêu chuẩn khá cao về tính kỹ thuật cũng như nghệ thuật trong tất cả mọi quy trình. Hiện nay, có rất nhiều sinh viên có nguyện vọng muốn được theo đuổi ngành kiến trúc trong tương lai.
Nếu bạn là một người đam mê nghệ thuật cũng như các bộ môn liên quan đến khoa học tự nhiên thì đây hẳn là một sự lựa chọn rất đáng cân nhắc. Hãy cùng Giải Pháp Chọn Trường tìm hiểu nhiều hơn những thông tin về ngành kiến trúc trong bài viết sau đây
Giới thiệu về ngành kiến trúc
Ngành kiến trúc (Architecture) là một trong những ngành khá đặc thù khi nằm giữa hai lĩnh vực là nghệ thuật và kỹ thuật, liên quan đến việc tổ chức, sắp xếp và thiết kế các không gian, công trình kiến trúc. Nói một cách dễ hiểu, ngành kiến trúc có vai trò xây dựng, thiết kế nên các công trình nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân.
Công việc chính của một kiến trúc sư ngành kiến trúc là thiết kế không gian, mặt bằng, cấu trúc,…của một công trình kiến trúc. Mục đích cung cấp những giải pháp kiến trúc cho các lĩnh vực khác nhau, điển hình như nhà ở, khu vui chơi, văn phòng việc,…nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết của con người.
Học ngành kiến trúc thì được đào tạo những gì?
Vào năm đầu tiên của ngành kiến trúc, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức nền tảng về các môn như lịch sử, luật xây dựng, công nghệ, phân tích, tính toán,… Từ năm hai trở đi, sinh viên sẽ được đào tạo những môn học chuyên ngành liên quan đến kiến trúc, quy trình sẽ trải dài từ khâu lên ý tưởng cho đến khi xây dựng hoàn chỉnh một công trình 3D lý tưởng trên máy tính hoặc giấy.
Bên cạnh đó thì các bạn sinh viên cũng sẽ được đào tạo nên những kỹ năng sử dụng chuyên nghiệp các phần mềm thiết kế để phục vụ công việc trong tương lai. Một số môn học của sinh viên ngành kiến trúc sẽ là:
- Thiết kế kiến trúc
- Lịch sử kiến trúc
- Toán kiến trúc
- Hệ thống môi trường
- Kỹ thuật và khoa học xây dựng
Xem thêm: Những thông tin quan trọng cần biết về ngành điện công nghiệp và dân dụng
Sau khi tốt nghiệp các khoá đào tạo ngành kiến trúc, các bạn sinh viên sẽ được trang bị những kỹ năng thiết kế công trình một cách bài bản cũng như các kỹ năng phù trợ như: lập kế hoạch, dự trù ngân sách, giám sát công trình,…Với những kỹ năng đa dạng như thế, các bạn hoàn toàn có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn trong tương lai.
Những tố chất cần thiết của một sinh viên ngành kiến trúc
Học tốt Toán, Lý
Xây nhà đẹp chắc chắn sẽ đòi hỏi bạn phải có khả năng đo đạc, tính toán kỹ càng cũng như khả năng lựa chọn chất liệu thích hợp. Vậy nên, việc học tốt Toán và Lý là bắt buộc bởi chúng sẽ giúp bạn làm tốt hơn công việc này. Nếu bạn có năng lực học tốt 2 bộ môn này thì đừng ngần ngại mà theo đuổi ngành kiến trúc, đây sẽ là một lợi thế rất lớn cho bạn.
Sở hữu khả năng thẩm mỹ tốt
Các công trình kiến trúc không chỉ phải đạt những tiêu chuẩn về an toàn, chất lượng mà còn phải đạt yêu cầu về thẩm mỹ. Vậy nên, người học kiến trúc chắc chắn phải có “gu”.
Nếu các bạn cảm thấy bản thân chưa có năng khiếu thẩm mỹ tốt, đừng có lo lắng. Hãy gia gia những lớp dạy mỹ thuật, vẽ,… để bỏ sung kiến thức thẩm mỹ đồng thời nâng cao “gu” và kỹ năng vẽ. Việc học vẽ thêm chính là một sự lựa chọn khôn ngoan cho những sinh viên muốn theo đuổi ngành kiến trúc.
Những chuyên ngành hẹp trong ngành kiến trúc
Kỹ sư công trình
Chuyên ngành kỹ sư công trình thường rất ít tập trung vào phần thiết kế cũng như nghệ thuật, thay vào đó chuyên ngành này sẽ chú trọng nhiều hơn vào khía cạnh tính toán cũng như kỹ thuật công trình. Cụ thể hơn, các kỹ sư công trình sẽ có xu hướng chuyên tâm vào tính ứng dụng nên sẽ có trách nhiệm nhằm đảm bảo cho công trình được bền vững.
Vì không quá đề cao yêu cầu về thẩm mỹ nên thông thường các kỹ sư công trình sẽ nhận làm việc cho các dự án không đòi hỏi tính thẩm mỹ cao. Thay vào đó là tính ứng dụng thực tế, thông thường sẽ là các công trình như cầu đường hoặc kênh rạch.
Xem thêm: Tổng quan ngành công nghệ thông tin và 10 điều bạn nên biết
Thiết kế kiến trúc
Thiết kế kiến trúc là chuyên ngành đòi hỏi tính sáng tạo và thẩm mỹ rất cao cho công trình. Mặc khác, sự sáng tạo này đảm bảo tính an toàn và chuyên dụng cho con người. Chuyên ngành thiết kế kiến trúc sẽ mang đến cho rất nhiều những cơ hội để thỏa sức đam mê và sáng tạo.
Thiết kế nội thất
Chuyên ngành Thiết kế nội thất sẽ tập trung đào tạo các vấn đề về sử dụng ánh sáng, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc,… nhằm tạo nên các công trình không gian xinh đẹp và dễ chịu. Mỗi dự án đều sẽ có những yêu cầu khác nhau về phong cách trang trí, vậy nên bạn sẽ được đào tạo đa dạng mọi cách thức để nhằm tạo nên không gian phù hợp với từng công trình.
Thiết kế cảnh quan
Thiết kế cảnh quan là chuyên ngành dành cho những bạn có sự yêu thích với cảnh quan thiên nhiên, cây cỏ, sự vật,…Các loại công trình thiết kế cảnh quan này thông thường sẽ có những định hướng thiết kế khác với các dự án thiết kế cá nhân, nhà ở hay trung tâm thương mại.
Chuyên ngành này yêu cầu sự phối hợp linh hoạt và chặt chẽ với các lĩnh vực như nông, lâm,…Nhằm có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả về về cây trồng, hệ thống tưới, thoát nước, trang trí,…
Quy hoạch đô thị
Quy hoạch đô thị có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát toàn bộ công trình kiến trúc của một khu vực hoặc một lãnh thổ nhất định. Nhằm mang đến sự đẹp mắt cũng như tính tổng thể hài hòa cho toàn bộ các công trình liên quan.
Tất cả các công trình đều phải đạt được những tiêu chí nhằm không gây ảnh hưởng hoặc cản lẫn nhau, chúng phải hài hòa trong toàn bộ hệ sinh thái cảnh quan. Chuyên ngành Quy hoạch đô thị có phạm vi ảnh hưởng đến hầu như là toàn bộ những chuyên ngành trên.
Xem thêm: Học ngành xây dựng ra trường làm gì? TOP 5 lý do nên chọn ngành xây dựng
Học ngành kiến trúc sau tốt nghiệp làm gì?
Trên thực tế, sau khi tốt nghiệp ngành kiến trúc, bạn hoàn toàn có thể đảm nhận các vai trò cũng như vị trí khác nhau như: Kiến trúc sư thiết kế, giám sát thi công, giám sát công trình, kiến trúc sư quy hoạch xây dựng,… tBạn có thể tại các công ty kiến trúc hoặc các công ty, viện kiến trúc trực thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa,…Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự khởi nghiệp với vai trò là một chủ đầu tư, kỹ sư thiết kế, thi công,… công trình kiến trúc.
Mức lương sau khi ra trường ngành kiến trúc
Mức lương của sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kiến trúc được nhận định khá là ổn định, lương khởi điểm thường trên 8 triệu VND/ tháng. Theo nhiều thống kê về thu nhập bình quân của nghề Kiến trúc sư có thể sử dụng thành thạo BIM tại Việt Nam và trên thế giới:
- Thu nhập khởi điểm: ~12 triệu VND/ tháng (doanh nghiệp Việt Nam)
- >= 800 USD/ tháng (doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam)
- ~3.600 USD /tháng (doanh nghiệp ở nước ngoài)
Sinh viên muốn học ngành kiến trúc thì thi khối nào?
Các bạn sinh viên yêu thích ngành kiến trúc nên tham khảo những khối xét tuyển sau:
- A00 (Toán, Lý, Hóa)
- V00 (Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật)
- V01 (Toán, Văn, Vẽ mỹ thuật)
- V02 (Toán, Anh, Vẽ mỹ thuật)
- H01 (Toán, Văn, Vẽ)
Xem thêm: Kỹ thuật Xét nghiệm y học – Những thông tin bạn cần biết
Các trường đào tạo ngành kiến trúc khu vực thành phố Hồ Chí Minh
Dưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo ngành kiến trúc uy tín và chất lượng tại TP. HCM mà bạn nên tham khảo:
- Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia TP.HCM
- Đại học Kiến trúc TP.HCM
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Văn Lang
Lời kết
Trên đây là tất tần tật những thông tin mới nhất về ngành kiến trúc, chúng tôi hy vọng những thông tin trên thực sự có ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về chọn ngành, chọn trường thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp cụ thể hơn. Trân trọng!