“Giỏi toán nên học ngành gì?” là một trong số những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh cũng như các bậc phụ huynh trong thời gian gần đây. Có thể nói, toán học đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người, chúng ta cần sự trợ giúp của toán học để giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống.
Điều nay dẫn đến khuynh hướng rất nhiều người muốn biến sở trường (giỏi toán) của mình thành công việc phục vụ cho bản thân trong tương lai. Ngay sau đây, hãy cùng Giải Pháp Chọn Trường đi tìm câu trả lời cho thắc mắc “Giỏi toán nên học ngành gì?” nhé!
Lợi thế của việc giỏi Toán
Môn Toán có rất nhiều kiến thức khó, là môn học đòi hỏi khả năng tư duy vững vàng và khả năng phân tích logic của người học. Hơn nữa, môn Toán còn yêu cầu người học phải nhanh nhạy và cẩn thận để đạt thành tích cao.
Chính vì những nguyên do này, người giỏi toán sẽ có nhiều lợi thế hơn với người bình thường vì trong suốt quá trình rèn luyện. Họ đã tận dụng được sức mạnh của bộ não và thậm chí còn có nhiều khả năng tuyệt vời hơn thế nữa.
Giỏi toán nên học ngành gì?
Vì toán học là một trong những môn học then chốt nên những kỹ năng về toán học chính là lợi thế rất lớn cho học sinh để có thể đăng ký vào nhiều ngành nghề cũng như trường học khác nhau và tỷ lệ trúng tuyển là rất lớn. Tính đến thời điểm hiện tại, môn Toán có nhiều khối thi khác nhau theo quy định của kỳ thi quốc gia, điển hình là khối A, B, H, I,…. cùng hàng trăm tổ hợp các môn ngành khác.
Xem thêm: Ngành tài chính ngân hàng – Tất cả những thông tin mới 2023 bạn cần nắm
Vậy rốt cuộc, giỏi toán nên học ngành gì? Hãy tham khảo TOP 14 ngành nghề sau đây:
Chuyên viên phân tích đầu tư
Chuyên viên phân tích đầu tư là một câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi “Giỏi toán nên học ngành gì?”. Các nhà phân tích đầu tư sẽ chuyên nghiên cứu các xu hướng kinh tế và đánh giá các cơ hội đầu tư cho các ngân hàng, công ty môi giới và công ty bảo hiểm. Điều này đòi hỏi các chuyên viên phải có năng lực nhận định và dự đoán thị trường tài chính một cách chính xác.
Để thành công trong lĩnh vực này thì các chuyên viên phân tích đầu tư chắc phải có kỹ năng toán học tốt. Ngoài ra còn có khả năng đánh giá rủi ro, tính toán giá trị của các khoản đầu tư khác nhau, khả năng phân tích nghiên cứu,… Các công ty tài chính, chứng khoán, bảo hiểm hay ngân hàng là những môi trường làm việc lý tưởng cho công việc này.
Chuyên viên hoạch định tài chính
Giỏi toán nên học ngành gì? Tại sao không thử sức làm chuyên viên hoạch định tài chính?
Các nhà hoạch định tài chính có thể làm việc cho các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn hoặc thậm chí là cho một cá nhân. Trong một công ty, người lập kế hoạch tài chính có nhiệm vụ lập kế hoạch và thường xuyên đánh giá thu chi tài chính theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị. Ngoài ra họ còn phải đánh giá dữ liệu nhanh chóng và kiểm tra chất lượng giải ngân thường xuyên.
Khi làm việc cho một cá nhân, chuyên viên hoạch định tài chính có thể giúp cấu trúc các khoản đầu tư của một cá nhân hướng tới các mục tiêu cụ thể. Do đó, họ phải có kỹ năng giao tiếp, khả năng tạo dựng niềm tin với khách hàng và nền tảng toán học vững chắc. Các nhà hoạch định tài chính có thể làm việc trong ngân hàng, công ty dịch vụ tài chính, quản lý dự án,…
Tham khảo: Ngành cơ khí và những thông tin quan trọng cần nắm năm 2023
Chuyên viên phân tích nghiên cứu hoạt động
Kỹ năng phân tích là cần thiết cho công việc của một chuyên viên phân tích nghiên cứu hoạt động. Các nhà phân tích phải áp dụng phân tích thống kê cũng như sử dụng các kỹ thuật lập mô hình toán học nhằm tìm ra cách để các tổ chức hoạt động hiệu quả hơn.
Ví dụ: một nhà phân tích nghiên cứu hoạt động có thể giúp hãng hàng không tạo lịch trình chuyến bay hoặc hỗ trợ hiệu quả nhà sản xuất máy tính nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất của mình.
Vậy “Giỏi toán nên học ngành gì?” – Dĩ nhiên là chuyên viên phân tích nghiên cứu hoạt động!
Kỹ sư hệ thống
Câu trả lời tiếp theo cho “Giỏi toán nên học ngành gì?” chính là Kỹ sư hệ thống.
Bằng cử nhân Toán ứng dụng, đặc biệt là Toán – Tin sẽ là một lợi thế rất lớn dành cho bạn để có thể trở thành một kỹ sư hệ thống trong một công ty điện tử và truyền thông sau khi tốt nghiệp. Kỹ năng phân tích dữ liệu và giải quyết vấn đề rất quan trọng trong công việc này.
Ngoài ra, khi làm việc tại các cơ sở này, bạn sẽ có thêm cơ hội làm quen, tìm hiểu những công nghệ điện tử mới nhất, bắt kịp xu hướng phát triển công nghệ hiện đại nhất,… Đơn vị làm việc điển hình cho vị trí này là các công ty IT như TOPICA, Framgia, Viettel, VNPT,…
Xem thêm: Thông tin tổng quan về ngành quản trị kinh doanh đầy đủ, mới nhất năm 2023
Chuyên viên phân tích ngân sách
Chuyên viên phân tích ngân sách là một đáp án hoàn hảo khác cho câu hỏi “Giỏi toán nên học ngành gì?”.
Các chuyên viên phân tích ngân sách thường được tuyển dụng các cơ quan chính phủ, công ty nghiên cứu, tổ chức học thuật,… nhằm giải quyết các vấn đề về phân bổ vốn cho các dự án khác nhau. Nhiệm vụ cùa các chuyên gia là phân tích chi phí liên quan đến các đề xuất ngân sách khác nhau, xác định tiềm năng cũng như các tác động tiềm ẩn của chúng đối với tình hình tài chính tổng thể của tổ chức,…
Sau đó, các chuyên viên phân tích ngân sách phài đưa ra các đề xuất hỗ trợ dựa trên kết quả. Để có thể trở thành một chuyên viên phân thích ngân sách thì bạn cần phải có kiến thức vững chắc về toán học, tài chính và kỹ năng phân tích hiệu quả. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều tìm kiếm ứng viên có bằng cử nhân toán học ứng dụng, một nơi thậm chí còn yêu cầu bằng thạc sĩ.
Kế toán
Kế toán chịu trách nhiệm cân bằng sổ sách và cập nhật hồ sơ tài chính cho một tổ chức, công ty, doanh nghiệp,…Các cá nhân làm việc ở vị trí này sẽ chịu trách nhiệm về tính toán biên chế, chuẩn bị khai thuế và đảm bảo rằng công ty tuân thủ tất cả các quy tắc và quy định về tài chính. Đây là vị trí quan trọng nhất trong bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
Những kiến thức làm việc về toán học, thống kê cũng như tính tỉ mỉ và siêng năng sẽ cho phép bạn đảm nhận vị trí kế toán một cách hoàn hảo. Vậy “Giỏi toán nên học ngành gì?” – tại sao không thể là kế toán!
Lập trình viên
Tấm bằng cử nhân toán học, cụ thể là toán – tin sẽ giúp bạn có được công việc lập trình viên tại nhiều công ty công nghệ. Vị trí này có thể bao gồm viết thông số kỹ thuật ứng dụng phần mềm, thiết kế truy vấn cơ sở dữ liệu và phát triển các kỹ thuật kiểm tra và gỡ lỗi.
Lập trình viên cũng có thể điều chỉnh phần mềm theo yêu cầu cụ thể của công ty hoặc khách hàng. Kiến thức về toán tin, máy tính, ngôn ngữ lập trình,… sẽ giúp bạn thành công ở vị trí này.
Xem thêm: Ngành ô tô – Tất tần tật những thông tin mới nhất năm 2023
Chuyên viên thống kê
“Giỏi toán nên học ngành gì?” – Chuyên viên thống kê, tại sao không?
Nhìn chung, các nhà thống kê thu thập và phân tích dữ liệu với mục đích là xác định cách giải quyết các vấn đề. Ở vị trí này, bạn sẽ tiến hành thu thập dữ liệu dưới dạng khảo sát qua điện thoại, khảo sát trực tuyến,… để phân tích kết quả dữ liệu và đưa ra kết luận.
Do đó, các chuyên viên thống kê phải có kiến thức về toán học, thống kê, kế toán hoặc quản trị kinh doanh. Các nhà thống kê có thể làm việc tại các cơ quan chính phủ, các viện nghiên cứu, các công ty bảo hiểm, công ty dược phẩm,…
Nhà toán học
Một nhà toán học là người thích phân tích các con số và giải quyết các vấn đề về toán học. Thông thường, họ sẽ phải giải quyết các vấn đề toán học bên ngoài lĩnh vực toán học thuần túy, được gọi toán học ứng dụng.
Những nhà toán học này sẽ sử dụng kiến thức và phương pháp chuyên môn của họ để giải quyết nhiều vấn đề mở trong khoa học, kỹ thuật, kinh tế và các ngành khoa học liên quan khác. Các viện nghiên cứu hàn lâm như Viện Toán học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là nơi làm việc lý tưởng cho các nhà toán học tương lai.
Xem thêm: Tất tần tật những thông tin về ngành kiến trúc năm 2023
Giảng viên/Giáo viên toán học
Giảng viên hoặc giáo viên toán học là một công việc vô cùng thích hợp cho những bạn có niềm đam mê và sở trường môn toán. Công việc này sẽ giúp các thế hệ học sinh đi sau nắm vững các khái niệm liên quan đến toán học như đại số, hình học, giải tích,…
Và dĩ nhiên, bằng Cử nhân Toán Ứng dụng là một cơ hội để bạn thực hiện ước mơ trở thành một giảng viên hoặc giáo viên dạy toán một cách dễ dàng hơn.
Nhân viên chứng khoán
Việc trở thành một nhân viên chứng khoán là một phương án rất thích hợp để bạn có thể áp dụng tư duy logic bằng cách giỏi toán của mình. Bạn sẽ phải có cái nhìn rõ ràng, khách quan về các con số để có thể dự đoán tương lai và hỗ trợ các khách hàng, các nhà đầu tư của mình.
Kỹ sư phân tích dữ liệu
“Giỏi toán nên học ngành gì?” – Dĩ nhiên là kỹ sư phân tích dữ liệu.
Kỹ sư phân tích dữ liệu là công việc cực kỳ phù hợp với những người có khả năng sử dụng hiệu quả các con số, tư duy logic cũng như phản ứng linh hoạt, nhanh nhạy. Đây là một đặc điểm hoàn toàn có ở những người học toán giỏi, vì vậy hầu hết những người làm việc ở vị trí kỹ sư phân tích dữ liệu đều phải có kiến thức cơ bản về lĩnh vực này.
Nghề tài chính – Ngân hàng
Nghề ngân hàng là lựa chọn lý tưởng cho những ai giỏi toán. Làm việc trong ngân hàng là một trong những vị trí hot nhất tính đến thời điểm hiện tại. Công việc của một nhân viên tài chính – ngân hàng khá phong phú, nhưng hầu hết họ đều chuyên về xử lý các con số một cách thường xuyên. Một số những vị trí cụ thể ngành ngân hàng phải kể đến như: nhân viên ngân hàng, chuyên viên thẩm định, chuyên viên quản lý rủi ro thẻ,…
Tham khảo: Tìm hiểu chi tiết thông tin về ngành Marketing mới nhất 2023, chi tiết TẠI ĐÂY
Kỹ sư phần mềm
Kỹ sư phần mềm là một ngành nghề thuộc khía cạnh, lĩnh vực thiết bị thông minh. Ngành nghề này hiện nay đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trầm khi đòi hỏi quá cao yêu cầu về năng lực về trí tuệ cũng như sự nhạy bén về toán học. Vì vậy, nếu bạn giỏi toán và yêu thích công nghệ, kỹ thuật thông minh thì kỹ sư phần mềm là hướng đi đúng đắn dành cho bạn.
Lời kết
Trên đây là TOP 14 công việc tương ứng với 14 đáp án cho câu hỏi “Giỏi toán nên học ngành gì?” mà bạn đang tìm hiểu. Vậy bạn đã có câu trả lời thích hợp cho bản thân mình chưa? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác thì đừng ngại liên hệ ngay cho cúng tôi để được tư vấn và giải đáp. Trân trọng!