Nhờ vào sự phát triển của xã hội ngày nay, tuyển sinh Trung cấp Luật là một trong những chương trình học dẫn đầu xu hướng của giới trẻ. Vậy cụ thể Trung cấp Luật là gì? Có gì khác so với hệ Cao đẳng và Đại học? Bao gồm những hình thức xét tuyển nào? Mời các bạn cùng đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Trung cấp Luật là gì?
Trung cấp Luật là chương trình đào tạo nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về Luật pháp, kỹ năng phân tích, hiểu được những quy định trong hệ thống pháp Luật và biết cách vận dụng các quy định pháp luật vào dịch vụ tư vấn.
Chương trình đào tạo này phù hợp với nhiều đối tượng thí sinh, đặc biệt là các bạn học văn bằng 2 Luật vừa học vừa làm.
Điểm khác biệt giữa Trung Cấp, Cao Đẳng và Đại học ngành Luật
Đối tượng tuyển sinh của hệ Cao đẳng, Đại học ngành luật là những bạn đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Ngoài ra, thí sinh cần phải tham gia kỳ thi tuyển sinh của Bộ GD&ĐT đạt từ điểm sàn trở lên.
Thời gian đào tạo từ 2 đến 4 năm, tùy vào quy định của từng trường. Nhìn chung, thời gian đào tạo tương đối dài vì chương trình đào tạo của hệ Cao đẳng, Đại học có đầy đủ các môn học từ nền tảng lý thuyết, tư tưởng, cơ sở cho đến các môn học chuyên sâu về ngành.
Mức học phí của 2 hệ này cũng tương đối cao từ 5 đến 7 triệu/ học kỳ.
Ngành Luật hệ Trung cấp sẽ có thời gian đào tạo ngắn hơn so với hệ Cao đẳng, Đại học, thời gian trung bình chỉ từ 1.5 đến 2.5 năm đúng theo quy định của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra học phí chỉ khoảng từ 4 đến 5 triệu/ học kỳ.
Chương trình học của Trung cấp luật sẽ lược bỏ các môn học về tư tưởng, triết lý không cần thiết. Thay vào đó, chương trình này sẽ tập trung giảng dạy chuyên sâu các môn chuyên ngành.
Những tố chất phù hợp học Trung cấp Luật
Để gắn bó lâu dài và dễ dàng thành công trong ngành Luật bạn cần có những tố chất sau:
- Sở hữu được trí tuệ tốt, có thói quen và kỹ năng đọc tốt.
- Yêu thích sự tranh luận.
- Có sự mạnh mẽ, bộc trực, dám nghĩ dám làm và không ngại thử thách khó khăn.
- Có năng lực đàm phán, lắng nghe tốt.
- Có khả năng thuyết phục.
Thông tin tuyển sinh Trung cấp Luật chi tiết
Đối tượng tuyển sinh Trung cấp Luật
Đối tượng tuyển sinh Trung cấp Luật bao gồm những bạn đã tốt nghiệp THCS trở lên. Những bạn học từ cấp THCS sẽ có một kỳ bổ túc văn hóa và có giấy xác nhận tốt nghiệp THPT.
Thời gian đào tạo:
- Đối với bậc THCS: Học theo tín chỉ rút ngắn còn 14 – 16 tháng.
- Đối với bậc THPT: Học theo tín chỉ rút ngắn còn 10 – 12 tháng.
Hồ sơ xét tuyển ngành Luật hệ Trung cấp
Hồ sơ xét tuyển sinh Trung cấp Luật bao gồm các giấy tờ sau:
- 02 Phiếu tuyển sinh (theo mẫu nhà trường).
- 02 Bản photo công chứng Bằng cấp chuyên ngành cao nhất: TC, CĐ, ĐH.
- 02 Bản photo công chứng Bảng điểm: TC, CĐ, ĐH.
- 02 Bản photo công chứng Bằng THPT.
- 02 Bản photo công chứng học bạ THPT.
- 02 Bản sao/photo công chứng Giấy khai sinh.
- 02 Bản sơ yếu lý lịch công chứng.
- 04 Bản photo công chứng CMND/CCCD (không quá 6 tháng).
- 04 Ảnh 3x4cm (không quá 6 tháng, ghi rõ thông tin ở mặt sau ảnh).
Các hình thức đào tạo Trung cấp Luật
Dưới đây là 4 hình thức đào tạo phổ biến, được phần lớn các đơn vị đào tạo áp dụng:
Đào tạo chính quy
- Đối tượng: Những bạn mong muốn học nghề bài bản với hệ thống thống đào tạo chính quy từ Bộ Giáo Dục, có thể đến lớp được và không bị vướng bận công việc hoặc học tập.
- Phương pháp đào tạo: Tập trung hầu hết thời gian trên lớp, vào các ngày trong tuần. Các buổi học sẽ được thiết kế bài bản, với hệ thống đào tạo chính quy của Bộ Giáo Dục.
Đào tạo văn bằng 2
- Đối tượng: Đặc biệt phù hợp với những bạn mong muốn học song song hai ngành hệ Trung cấp tại đơn vị đào tạo.
- Phương pháp đào tạo: Thông thường các buổi học sẽ được thiết kế vào buổi tối hoặc cuối tuần.
Đào tạo với hình thức vừa học vừa làm
- Đối tượng: Phù hợp với hầu hết đối tượng học viên, chỉ cần tốt nghiệp từ Trung học cơ sở trở lên.
- Phương pháp đào tạo: Được tổ chức vào thứ 7, Chủ nhật hoặc cũng có thể học online tại nhà.
Đào tạo online từ xa
- Đối tượng: Phù hợp với hầu hết mọi đối tượng.
- Phương pháp đào tạo: Đào tạo qua hình online từ xa.
Chương trình học của Trung cấp Luật
Chương trình học ngành Luật hệ Trung cấp sẽ bám sát thực tế, đảm bảo đào tạo những kiến thức chính quy theo quy định Bộ giáo dục, bao gồm các môn học chính sau:
STT | Tên học phần | Số tín chỉ |
1 | Toán học | 21 |
2 | Vật lý | 12 |
3 | Hóa học | 10 |
4 | Văn học | 16 |
13 | Giáo dục quốc phòng – An ninh | 2 |
14 | Chính trị | 2 |
15 | Giáo dục thể chất | 2 |
16 | Tin học | 2 |
17 | Tiếng anh | 3 |
18 | Pháp luật | 1 |
19 | Lý luận Nhà Nước và Pháp Luật | 2 |
20 | Luật Hiến Pháp | 2 |
21 | Luật Hành Chính | 2 |
22 | Luật Hình Sự | 2 |
23 | Luật tố tụng hình sự | 2 |
24 | Luật dân sự | 2 |
25 | Luật hôn nhân và gia đình | 2 |
26 | Luật Thương mại | 2 |
27 | Luật tài chính | 2 |
28 | Luật lao động và An sinh xã hội | 2 |
29 | Luật đất đai | 2 |
30 | Luật môi trường | 2 |
31 | Luật tố tụng dân sự | 2 |
32 | Nghiệp vụ đăng ký và quản lý hộ tịch | 3 |
33 | Nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải cơ sở | 3 |
34 | Nghiệp vụ chứng thực của UBND cấp Huyện và cấp Xã | 2 |
35 | Kỹ năng hành chính văn phòng | 3 |
36 | Nghiệp vụ thi hành án dân sự | 3 |
37 | Kỹ năng soạn thảo một số văn bản hành chính thông dụng | 2 |
38 | Nghiệp vụ văn thư lưu trữ | 3 |
39 | Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm hành chính ở xã phường, thị trấn | 2 |
40 | Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất | 2 |
41 | Chính sách công và vấn đề xây dựng và áp dụng chính sách pháp luật ở xã phường, thị trấn | 2 |
42 | Thực hành nghề nghiệp | 12 |
43 | Thực tập tốt nghiệp | 10 |
Việc làm sau khi tốt nghiệp Trung cấp Luật
Nhu cầu tuyển dụng nhân sự về ngành luật ngày càng tăng cao, tùy vào năng lực của từng cá nhân, sau khi tốt nghiệp trung cấp Luật, bạn có thể đảm nhiệm một trong các công việc sau:
- Luật sư.
- Chuyên viên pháp lý.
- Kiểm sát viên/Công tố viên.
- Cố vấn pháp lý.
- Thừa phát lại.
- Trợ lý luật sư.
- Công chứng viên.
- Thư ký tòa án.
- Công tác pháp chế ở các doanh nghiệp, trường học hay bệnh viện.
- Kiểm tra viên ngành Kiểm sát.
- Giảng viên ngành Luật.
- Làm việc tại cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, UBND xã, phường.
- Làm việc tại viện kiểm soát của các cấp theo cơ cấu bộ máy nhà nước.
- Làm việc tại các cơ quan tư pháp đến từ Sở tư pháp của tỉnh, phòng tư pháp các huyện, các xã với vai trò là cán bộ tư pháp giải quyết những công việc pháp lý của địa phương.
- Làm việc tại phòng công chứng của các nhà nước hoặc tư nhân.
- Làm cán bộ thanh tra công tác tại bộ phận pháp chế, thanh tra của tất cả các bộ, sở, ban, ngành với nhiệm vụ xem xét, kiểm tra và giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật.
Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp Trung cấp Luật bạn có thể học liên thông lên Cao đẳng, Đại học để trở thành cử nhân Luật.
Lời kết
Trên đây là những thông tin cần thiết về chương trình tuyển sinh Trung cấp Luật nhằm giải đáp các thắc mắc cho các bạn, đặc biệt là những bạn trẻ đang có ước mơ và mong muốn theo đuổi ngành Luật. Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết, đừng quên theo dõi chúng tôi để thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất nhé!
Phạm vi hoạt động của MNI GROUP
Gia Lai
Đắk Lắk
Đắk Nông
Lâm Đồng
Bình Thuận
Bình Phước
Đồng Nai
Vũng Tàu
Tây Ninh
Bình Dương
Long An
Tiền Giang
Bến Tre
Đồng Tháp
Vĩnh Long
Trà Vinh
An Giang
Cần Thơ
Hậu Giang
Sóc Trăng
Kiên Giang
Bạc Liêu
Cà Mau
TPHCM