Chứng chỉ nội soi tai mũi họng là chứng chỉ vô cùng cần thiết dành cho các y bác sĩ làm việc trong ngành y tế. Nếu bạn đang muốn mở phòng khám hoặc hành nghề tai mũi họng, bài viết sau mang đến những thông tin quan trọng mà bạn cần theo dõi để hiểu hơn về chứng chỉ này. Mời bạn cùng đón đọc!
Tìm hiểu thông tin về chứng chỉ nội soi tai mũi họng
Chứng chỉ nội soi tai mũi họng là chứng chỉ được cấp cho người học tập và làm việc trong nghề nội soi tai mũi họng. Chứng chỉ có hiệu lực trong thời hạn nhất định do cơ sở đào tạo được pháp luật công nhận cấp cho học viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định.
Thông thường một khóa học chứng chỉ nội soi tai mũi họng sẽ học trong vòng 6 tháng. Tùy theo đối tượng, trình độ chuyên môn, cơ sở đào tạo hoặc năng lực của người học, thời gian hoàn thành khóa học có thể thay đổi.
Nội dung đào tạo khi tham gia lớp học chứng chỉ nội soi tai mũi họng
Đầu tiên, học viên sẽ được trau dồi kiến thức về bệnh lý tai mũi họng. Lúc này, học viên được cung cấp hướng dẫn kỹ thuật nội soi tai mũi họng khi bệnh nhân thăm khám nội soi. Bao gồm:
- Xác định quy trình giải phẫu, sinh lý, chức năng của mũi xoang, thanh quản và vòm họng.
- Xem xét, nhận biết và nghiên cứu hình ảnh nội soi thông thường khi thực hiện thăm khám nội soi tai mũi họng. Sau đó, phát hiện các bệnh lý thường gặp của bộ phận tai mũi họng thông qua khám nội soi.
- Cách xác định, đưa ra chẩn đoán các bệnh lý rồi đưa ra cách điều trị bệnh chính xác.
- Thực hành tại các khoa và phòng khám bệnh tai mũi bệnh trong các bệnh viện.
Xem thêm: Thông tin chi tiết về Chứng chỉ Quản lý trường mầm non
Cơ hội nghề nghiệp khi học xong chứng chỉ nội soi tai mũi họng
Theo ước tính, mỗi năm lại có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp ngành tai mũi họng ở nhiều cấp bậc cao đẳng, trung cấp, đại học. Tuy nhiên chất lượng nhân lực trong ngành vẫn không thể đáp ứng nhu cầu xã hội. Nguyên nhân lớn nhất là tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng về không khí, thức ăn, môi trường sống. Dẫn đến tình trạng số lượng người dẫn bị nhiễm độc và gặp các vấn đề liên quan đến tai mũi họng ngày càng phổ biến.
Chính vì vậy, các bệnh viện công, trung tâm y tế phường xã đến các bệnh viện tư nhân, phòng khám đều tăng lên đáng kể. Bạn sẽ không cần lo lắng việc các bạn không tìm được việc làm. Sau khi có chứng chỉ nội soi tai mũi họng, bạn có thể làm việc trong các phòng khám, cơ sở y tế, trung tâm chăm sóc sức khỏe.
Mức lương dành cho kỹ thuật viên nội soi tai mũi họng cũng khá cao nên bạn hoàn toàn yên tâm theo học chứng chỉ để nâng cao trình độ chuyên môn nhé.
Phạm vi hoạt động trong chuyên môn ngành tai mũi họng
Học viên sau khi có chứng chỉ nội soi tai mũi họng có thể thực hiện các nghiệp vụ như:
- Khám bệnh, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu về tai mũi họng
- Viêm xoang, chọc dò xoang, chọc hút dịch u nang
- Chích rạch viêm tai giữa cấp
- Chích rạch áp xe amidan
- Cầm máu cam
- Lấy dị vật vùng tai mũi họng, trừ dị vật ở thanh quản, thực quản
- Cắt polyp đơn giản, u bã đậu, u nang lành, u mỡ vùng tai mũi họng
- Đốt họng bằng nhiệt, bằng laser
- Nạo VA
- Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên 2 cơ sở là năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.
Xem ngay: Thông tin chứng chỉ kỹ thuật chăm sóc da – Spa từ A đến Z
Có được mở phòng khám tư nhân khi đã có chứng chỉ nội soi tai mũi họng không?
Nếu muốn mở một phòng khám chuyên khoa, bạn cần đảm bảo các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phù hợp hoạt động khám chữa bệnh. Đặc biệt là phải được cơ quan y tế có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
Về cơ sở vật chất:
- Phòng khám đặt tại địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt của gia đình.
- Phòng khám được xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, có đủ ánh sáng, tường và nền nhà được làm từ các chất liệu dễ tẩy rửa vệ sinh.
- Có nơi đón tiếp bệnh nhân, buồng khám bệnh và chữa bệnh phải có diện tích tối thiểu là 10m2. Không tính phòng tư vấn khám bệnh qua điện thoại, các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông và thiết bị y tế,…
Về thiết bị y tế:
- Có đầy đủ thiết bị và dụng cụ y tế phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn
- Có đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa và hộp thuốc chống choáng
Về đội ngũ nhân sự của phòng khám:
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa đăng ký. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh phải có thời gian khám chữa bệnh ít nhất là 54 tháng trở lên tại chuyên khoa đó.
- Các nhân sự còn lại nếu là người thực hiện khám chữa bệnh thì cần chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện công việc trong phạm vi được phân công. Việc phân công cũng phải phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của nhân sự đó.
Tham khảo: Chứng chỉ kinh doanh xăng dầu và khí đốt – Thông tin mới nhất 2023 Tại Đây
Về điều kiện cấp giấy phép hoạt động cho phòng khám:
- Đáp ứng đủ các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh và chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Có đủ số lượng người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn.
- Trường hợp đăng ký thành lập phòng khám chuyên khoa tai mũi họng và bác sỹ gia đình, người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề đăng ký.
Về người xin cấp chứng chỉ hành nghề:
- Cần có văn bằng chuyên môn y khoa như Văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận, Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học, chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm, văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm;
- Giấy chứng nhận là lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
- Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP hoặc bản sao hợp lệ.
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 6 Điều 23 và khoản 5 Điều 25 Nghị định 109/2016/NĐ-CP cấp.
- Phiếu lý lịch tư pháp.
- Sơ yếu lý lịch tự thuật theo Mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP có dấu xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong cơ sở y tế. Nếu là người không làm việc cho cơ sở y tế nào tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thì cần sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú.
Trên đây là những thông tin quan trọng về chứng chỉ nội soi tai mũi họng mà các bạn đọc đang quan tâm. Có thể thấy, làm việc trong ngành y tế yêu cầu nhiều điều kiện khắt khe về năng lực của người khám chữa bệnh cũng như điều kiện của cơ sở y tế. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ trực tiếp đến Giải Pháp Chọn Trường để được hỗ trợ miễn phí nhé!