Nhận thấy được cơ hội phát triển tiềm năng khi theo học ngành Hộ sinh trong tương lai nên nhiều bạn trẻ đã quyết định lựa chọn theo học ngành học này. Nhằm giúp các bạn có được những kiến thức cần thiết khi chọn ngành hộ sinh Giải Pháp Chọn Trường sẽ chia sẻ cho các bạn qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chung về ngành hộ sinh
Ngành Hộ sinh là gì?
Ngành Hộ sinh được biết đến là một trong những ngành liên quan trực tiếp đến chuyên ngành sinh sản. Vì vậy đội ngũ nhân lực trong ngành Hộ sinh bắt buộc phải được đào tạo chuyên sâu về quá trình chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh trước và sau khi sinh.
Ngành Hộ sinh chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và trẻ em như thăm khám thai, chăm sóc sức khỏe sau sinh, hướng dẫn chăm sóc trẻ nhỏ…. Người học xong ngành Hộ sinh sẽ là người trực tiếp thực hiện và theo dõi quá trình chuyển dạ, báo cáo tình hình bệnh nhân cho bác sĩ và chuẩn bị dụng cụ y tế cho ca sinh nở.
Chương trình đào tạo ngành Hộ sinh gồm những gì?
Tại mỗi trường đào tạo khác nhau sẽ có chương trình đào tạo khác nhau sao cho phù hợp với học viên. Tuy nhiên chương trình đào tạo vẫn bám chắc vào 3 phần kiến thức chính sau.
- Kiến thức cơ bản: Nhằm trang bị đầy đủ những kiến thức của môn học bắt buộc mà bô giáo dục yêu cầu như: Chủ nghĩa Mác Lê – Nin, Đường lối Cách mạng Cộng sản Việt Nam, Toán cao cấp 1 & 2,…
- Kiến thức Y học cơ sở: Với các môn học chuyên ngành như Giải phẫu, Sinh lý, Sinh lý bệnh,… qua những môn học này bạn sẽ tiếp thu được những kiến thức cơ bản trong ngành nghề.
- Kiến thức chuyên sâu về ngành Hộ sinh: Đào tạo bài bản các kiến thức chuyên sâu bao gồm: Quy trình trong việc chăm sóc sức khỏe dành cho sản phụ trước và sau sinh, chăm sóc sức khỏe đối với trẻ dưới 5 tuổi hoặc sơ sinh. Từ đó bạn sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức về ngành Hộ sinh.
Xem thêm: Tìm hiểu về Ngành y học cổ truyền
Ngành Hộ sinh thi khối nào?
Tại các trường đại học, cao đẳng ngành Hộ sinh thường xét tuyển các tổ hợp môn sau và có nhiều sự lựa chọn sao cho phù hợp với năng lực của bạn:
- B00 (Toán, Hóa, Sinh)
- A00 (Toán, Lý, Hóa)
- D07(Toán, Hóa, Anh)
- D08(Toán, Anh, Sinh)
Điểm chuẩn ngành Hộ sinh là bao nhiêu?
Điểm chuẩn của ngành Hộ sinh luôn thay đổi từng năm và được điều chỉnh sao cho phù hợp với chỉ tiêu của các đào tạo.
- Với phương thức xét điểm thi THPTQG thường yêu cầu đạt từ 17.5- 22.5 điểm đối. Điểm số ngành Hộ sinh khá cao so với các ngành khác.
- Với hình thức xét học bạ với điểm chuẩn dao động từ 8- 18 điểm.
Học ngành Hộ sinh cần giỏi môn nào?
Bạn cần phải học tốt các môn Toán – Hóa – Sinh bởi thường ngành học này xét tuyển khối B. Tuy nhiên nhằm mở ra nhiều cơ hội trúng tuyển cho các thí sinh có năng lực đã có nhiều trường chấp nhận tuyển sinh thêm 2 khối là A00 và D07/ D08.
Ngoài ra bạn cũng nên đầu tư vào hai ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Pháp vì có rất nhiều tài liệu chuyên ngành được viết bằng 2 loại ngôn ngữ này.
Công việc của ngành hộ sinh sau khi ra trường là làm gì?
- Đón tiếp và hướng dẫn người nhà và người bệnh đến khám điều trị và chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện và các cơ sở y tế.
- Chuẩn bị các công đoạn sinh sản, tư vấn thăm khám thai, theo dõi khi sản phụ chuyển dạ…
- Thực hiện nhiệm vụ theo dõi các ca chuyển dạ và chăm sóc sức khỏe thai phụ trước và sau sinh. Nhanh chóng báo cáo cho bác sĩ khi có vấn đề xảy ra.
- Hộ sinh có nhiệm vụ hỗ trợ các bác sĩ chuẩn bị dụng cụ để thực hiện các ca đỡ đẻ. Hướng dẫn kiến thức cho các sản phụ khi cho con bú, vệ sinh cá nhân.
- Thực hiện các công việc theo sự phân công của trưởng khoa và y tá trưởng giao phó.
Ngành Hộ sinh cần những tố chất và kỹ năng nào?
Vì đây là ngành học liên quan trực tiếp đến sức khỏe sinh sản bắt buộc bạn phải có những yếu tố dưới đây mới có thể hoàn thành tốt được công việc khi lựa chọn ngành Hộ sinh.
- Cẩn thận, chu đáo không ngừng học hỏi trong công việc.
- Có ý chí, sức khỏe tốt.
- Bình tĩnh khi gặp sự cố không nên hoảng loạn.
- Có tinh thần trách nhiệm và lòng nhân hậu
- Có khả năng chịu áp lực cao.
- Khả năng ứng biến linh hoạt, nhanh nhạy không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn.
Xem thêm: Tìm hiểu ngành chăm sóc sắc đẹp hiện nay
Cơ hội việc làm ngành Hộ sinh có thực sự rộng mở?
Theo thống kê Việt Nam đang là một trong những quốc gia khan hiếm nguồn nhân lực trong ngành Hộ sinh, đặc biệt là nhân lực được đào tạo trình độ chuyên môn cao. Hàng năm có 1,5 triệu ca sinh sản trên cả nước nên ta đang cần thêm hàng ngàn Hộ sinh để phục vụ cho công tác sinh sản. Từ đó có thể thấy cơ hội làm việc sau khi học ngành Hộ sinh vô cùng rộng mở. Nguồn nhân lực Hộ sinh đang rất khan hiếm. Đây chính là cơ hội thuận lợi để sinh viên khi học ngành Hộ sinh có thể xin được việc dễ dàng.
Sau khi tốt nghiệp ngành Hộ sinh bạn có thể làm việc tại những cơ sở y tế sau:
- Bộ y tế.
- Bệnh viện sản.
- Trạm y tế địa phương.
- Các trung tâm y tế cộng đồng.
- Phòng khám phụ khoa.
Mức lương ngành Hộ sinh có ổn định hay không?
- Nhân viên hộ sinh tại bệnh viện công thường khoảng 6- 7 triệu đồng/ tháng.
- Tại các bệnh viện tư cao hơn khoảng 10- 15 triệu đồng/tháng.
- Khi chăm sóc bé sơ sinh tại nhà thù lao khoảng 100,000- 300,000 đồng/lần.
Các trường đào tạo ngành Hộ sinh tại miền Nam hiện nay
- Đại học Y- Dược Tp.HCM.
- Đại học Quốc gia Tp.HCM.
- Đại học Y- Dược Cần Thơ.
- Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Xem thêm: Ngành ngôn ngữ Anh và triển vọng công việc trong tương lai
Lời kết
Hy vọng với những chia sẻ trên về ngành Hộ sinh của Giải Pháp Chọn Trường qua bài viết trên đã mang đến cho các bạn những thông tin cần thiết khi quyết định lựa chọn ngành học phù hợp với mình trong tương lai.
Cảm ơn đã theo dõi nếu còn thắc mắc về các ngành học hãy liên hệ với chúng tôi sớm nhất để được tư vấn giải đáp.