Có một vấn đề nổi lên trong thời gian gần đây rằng liệu có nên học ngành xây dựng? Có thể nói, đây là một ngành nghề khá là quan trọng đối với một quốc gia nói chung và nền kinh tế quốc gia đó nói riêng. Tuy nhiên, để tìm hiểu rõ hơn về học ngành xây dựng ra làm gì, đặc thù ngành nghề xây dựng, lý do nên chọn ngành xây dựng,…Hãy cùng Giải Pháp Chọn Trường tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Tổng quan khái niệm ngành xây dựng
Ngành xây dựng là một trong số những ngành phát triển gắn liền với tăng trưởng của kinh tế xã hội. Đây là một ngành nghề chuyên về thiết kế, thi công và kiến tạo nên các công trình, các cơ sở hạ tầng,…
Trên thực tế, ngành xây dựng sẽ bao gồm tất cả các hoạt động về kỹ thuật thiết kế và thi công hạ tầng. Ngành nghề này khác các ngành nghề khác ở chỗ là luôn nhắm đến những sản phẩm riêng biệt cho từng địa điểm riêng biệt. Đối tượng khách hàng được nhắm đến thường sẽ là các cá nhân, các hộ gia đình, các tổ chức hoặc thậm chí là cả cộng đồng.
Tuỳ theo nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng mà ngành xây dựng thường sẽ chia thành các nhóm sau:
- Xây dựng nhà (nhà ở và không ở): Nhà cấp 4, nhà cao tầng, chung cư, bệnh viện, hàng hàng, trường học, công xưởng, văn phòng,…
- Xây dựng công trình dân dụng: Thi công ở các cụm đường giao thông (cao tốc, đường nhựa, đường sắt,…), thi công công trình công ích (hệ thống ống dẫn nước, hệ thống thuỷ lợi, mương máng, nhà máy năng lượng, mạnh viễn thông,…).
- Xây dựng công trình chuyên dụng: Thi công các công trình như lắp đặt đèn điện, lưới điện, trang trí, ốp lát, san nền,…
Có thể thấy, ngành xây dựng không thật sự có khả năng hoạt động riêng lẻ, nó đòi hỏi khả năng kết hợp của từ rất nhiều nhân tố để có thể hoạt động logic và hiệu quả. Một trong số các nhân tố không thể không kể đến trong các hạng mục thi công bao gồm:
- Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý dự án
- Nhà thầu
- Kỹ sư tư vấn (thiết kế)
- Kiến trúc sư
- Kỹ thuật viên giám sát,…
Bên cạnh đó, các hoạt động về ngành xây dựng cũng cần những bản kế hoạch cụ thể để đảm bảo các hạng mục công trình được hiệu quả. Một trong số các kế hoạch phải bao gồm: tính ứng dụng với thực tế, tính an toàn, hiệu quả sử dụng, tính phù hợp ngân sách,…
Xem thêm: Kỹ thuật Xét nghiệm y học – Những thông tin bạn cần biết
Tại sao nên chọn ngành xây dựng? TOP 10 nguyên nhân nên chọn ngành này
Là một xu hướng nghề nghiệp đi liền với sự phát triển của xã hội
Có thể nói, ngành xây dựng là một trong những ngành nghề có truyền thống lâu đời cũng như nhu cầu không bao giờ giảm. Trên thực tế, đối với nhu cầu đô thị hoá ở nước ta hiện nay thì nhu cầu xây dựng lại càng tăng cao chứ không hề có nhu cầu hạ nhiệt.
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực kết hợp thông tin từ thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh. Các chuyên gia đã chỉ ra có 5 nhóm ngành nghề dự đoán sẽ phát triển vô cùng mạnh mẽ do ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bao gồm: ngành công nghệ thông tin, ngành công nghệ tự động hoá, ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, ngành liên quan đến công nghệ sinh học, kỹ thuật y sinh, công nghệ chế biến.
Là ngành nghề luôn có nhu cầu cao về mặt nhân lực
Trên thực tế, từ ngay sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community – AEC) ra đời đã mở thêm rất nhiều cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ về lĩnh vực giao thông, xây dựng cho nguồn lao động Việt Nam.
Bên cạnh đó, sự chuyển dịch kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp cũng đã mở rộng cơ hội việc làm cho các kỹ sư xây dựng, đặc biệt là ở các công trình thi công cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế cũng như xã hội trong tương lai.
Có thể khẳng định, ngành xây dựng vẫn luôn được săn đón rất nồng nhiệt ở thời điểm hiện tại và dự đoán là cả trong tương lai. Do đó, các bạn sinh viên đừng quá lo lắng về vấn đề việc làm khi chọn học ngành xây dựng nhé!
Môi trường làm việc rất đa dạng
Trên thực tế, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành xây dựng hoàn toàn có thể tác nghiệp tại đa dạng các vị trí khác nhau. Chính vì thế mà các bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm một cách đa dạng các môi trường làm việc khác nhau.
Các bạn có thể là kỹ sư trong các cơ quan nhà nước, kỹ sư tư vấn tại các doanh nghiệp tư nhân, kỹ sư giám sát trực tiếp tại công trình, kỹ sư quản lý dự án,…Thậm chí là công tác tại các trường đại học hoặc cao đẳng dưới vai trò là một giảng viên.
Xem thêm: Tìm hiểu ngành Ngôn ngữ Đức – Có phải là ngành ” Hái ra tiền”?
Trở thành “nguồn nhân lực toàn cầu”
Theo như những thoả thuận thuộc khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community – AEC) đã công bố, có 8 ngành nghề có thể tự do di chuyển toàn cầu bao gồm: nha khoa, kỹ thuật, kế toán, điều dưỡng, xây dựng, kiến trúc, du lịch và khảo sát.
Có thể nói, một khi sinh viên đã trở thành một kỹ sư ngành xây dựng thì điều này đồng nghĩa với việc các bạn sẽ có cơ hội được trở thành một “nguồn nhân lực toàn cầu” bởi những cống hiến, phục vụ xuyên quốc gia của bạn.
Cơ hội để biến đam mê thành hiện thực
Có thể nói, đây là một trong những lý do ý nghĩa nhất bởi nó có thể biến đam mê của bạn thành công cụ giúp bạn cống hiến và phục vụ cho đất nước, giúp bạn sống một cuộc đời ý nghĩa hơn.
Nếu bạn thích sáng tạo, thiết kế và phiêu lưu thì đừng nên ngần ngại hiên thực hoá những ước mợ của bản thân thành sự thật. Với những kiến thức chuyên môn được đào tạo chuyên nghiệp, các bạn hoàn toàn có thể tạo nên những thành tựu ấn tượng trong nghề.
Ngành xây dựng gồm các chuyên ngành gì?
Theo thống kê, ngành xây dựng bao gồm các chuyên ngành sau đây:
- Chuyên ngành về kỹ thuật xây dựng
- Chuyên ngành về xây dựng các công trình thuỷ/ biển
- Chuyên ngành về kỹ thuật cơ sở hạ tầng
- Chuyên ngành về địa kỹ thuật
- Chuyên ngành về kỹ thuật cấp thoát nước/tài nguyên nước
- Chuyên ngành về kinh tế xây dựng
- Chuyên ngành về quản lý xây dựng
Ngành xây dựng học gì trong lộ trình đào tạo?
Khi học ngành xây dựng, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức sau:
- Những kiến thức cơ sở, chuyên ngành quan trọng dành cho một kỹ sư xây dựng
- Những kiến thức về phần mềm thiết kế, toán ứng dụng, các lĩnh vực như kết cấu thi công, trắc địa,…
- Kiến thức tiếng Anh chuyên dụng, tin học, hình học và các môn về vật lý như sức bền của vật liệu, cơ học,…
- Kiến thức về kỹ năng kiểm định chất lượng vật liệu, chất lượng công trình,…
Xem thêm: Ngành Kế toán là gì? Ra trường làm việc ở đâu, lương bao nhiêu?
Sinh viên học ngành xây dựng ra trường làm gì?
Sinh viên theo học ngành xây dựng sau khi tốt nghiệp ra trường có thể làm các công việc như:
- Tư vấn viên, chuyên viên thiết kế, chuyên viên thẩm định, dự toán,… tại các công ty tư vấn thiết kế và xây dựng
- Kỹ sư giám sát, kiểm định, nghiệm thu,… tại các công trình
- Kỹ sư xây dựng tại các nhà xưởng, công ty, nhà máy
- Nhân viên ban quản lý dự án tại Sở Xây Dựng, Bộ Xây Dựng, phòng quản lý đô thị,…
- Mở công ty kinh doanh chuyên về thiết kế và xây dựng,…
Mức lương cơ bản sau khi tốt nghiệp ngành xây dựng
Có thể nói, mức lương cơ bản sau khi tốt nghiệp dành cho các sinh viên theo học ngành xây dựng có mức khởi điểm khá ấn tượng: 8 – 10 triệu VND/tháng. Đối với các kỹ sư lâu năm trong nghề thì mức lương có thể sẽ cao hơn, dao động từ 30 – 50 triệu.
Khối nào có thể thi ngành xây dựng?
Có rất nhiều khối ngành có thể thi vào ngành xây dựng, bao gồm: A00 (Toán, Lý, Hoá), A01 (Toán, Lý, Anh), A02 (Toán, Lý, Sinh), A04 (Toán, Lý, Địa), A10 (Toán, Lý, Giáo Dục Công Dân), B00 (Toán, Hoá, Sinh), C01 (Văn, Toán, Lý), C02 (Văn, Toán, Hoá), C14 (Văn, Toán, Giáo Dục Công Dân), C15 (Văn, Toán, Khoa Học Xã Hội), D07 (Toán, Hoá, Anh), D09 (Toán, Sử, Anh), D84 (Toán, Giáo Dục Công Dân, Anh), D90 (Toán, Khoa Học Tự Nhiên, Anh).
Điểm đầu vào và tiêu chí thích hợp của ngành xây dựng
Điểm chuẩn thi vào ngành xây dựng sẽ phụ thuộc vào từng tổ hợp xét tuyển cũng như hình thức xét tuyển của từng trường qua các năm. Vào năm 2020, mức điểm đầu vào ngành xây dựng dao động từ 16 – 24 điểm.
Những tiêu chí chứng tỏ bạn vô cùng thích hợp học ngành xây dựng:
- Có đam mê với nghề
- Chịu áp lực tốt
- Tư duy logic, nhanh nhạy, sáng tạo, mới mẻ, đột phá
- Sức khoẻ tốt
- Học tốt các môn tự nhiên, địa lý, văn hoá, lịch sử
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Giao tiếp thuyết trình tốt
Xem thêm: Kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi – Tìm hiểu chi tiết
Các trường đào tạo ngành xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Bách khoa tp. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Quốc gia tp. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Công nghệ tp. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Giao thông vận tải tp. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Kiến trúc tp. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật tp. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Thuỷ lợi tp. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Tôn Đức Thắng
- Trường Đại Học Công nghệ Sài Gòn
- Trường Đại học Công nghệ tp. Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Lời kết
Trên đây là tất tần tật những thông tin quan trọng cần nắm về ngành xây dựng dành cho các bạn học sinh đang muốn định hướng ngành nghề cho tương lai. Nếu còn bất kỳ công hỏi nào khác về chọn ngành, chọn trường, hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn nhiều hơn. Trân trọng!