Ngành Bảo vệ thực vật là một trong những ngành học có vai trò rất quan trọng trong các ngành nghề thuộc nhóm Nông nghiệp và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn học sinh. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về ngành học này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Giải Pháp Chọn Trường.
Thông tin về ngành Bảo vệ thực vật
Bảo vệ thực vật là ngành đào tạo những kiến thức về cây trồng, môi trường sống, đất, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng và đi sâu vào các kiến thức về sâu bệnh hại cây trồng cùng với các biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh, dịch hại cho cây trồng,…
Nếu có cơ hội làm việc trong ngành Bảo vệ thực vật bạn sẽ được nghiên cứu, phòng trừ các tác nhân gây hại đến tài nguyên thực vật nhằm bảo vệ cây trồng (trước và sau khi thu hoạch) để đạt được hiệu quả kinh tế và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn sự đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, góp phần tạo nên sự phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới bền vững và hiện đại.
Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết thông tin về ngành Marketing mới nhất 2023, TẠI ĐÂY
Những tố chất cần thiết khi theo học ngành Bảo vệ thực vật
Để có thể theo ngành học Bảo vệ thực vật, bạn cần đảm bảo đáp ứng một số tố chất sau:
- Có tình yêu với thiên nhiên và môi trường.
- Thích chăm sóc các loại cây trồng.
- Hòa hợp với thiên nhiên.
- Có khả năng ghi nhớ tên và phân loại thực vật.
- Giỏi các môn khối tự nhiên như sinh học, địa lý, hóa học.
- Yêu thích các hoạt động ở ngoài trời như: Cắm trại, làm vườn, leo núi, lặn biển.
- Nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên.
- Thích xem các chương trình và thông tin về thế giới tự nhiên.
Các khối để thi vào ngành Bảo vệ thực vật
Mã ngành học Bảo vệ thực vật là 7620112 và được xét tuyển các tổ hợp môn như sau:
- A00: Toán, Lý, Hóa.
- A01: Toán, Lý, Anh.
- B00: Toán, Hóa, Sinh học.
- A16: Toán, Khoa học tự nhiên và Ngữ văn.
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh.
- D09: Toán, Lịch sử, Anh.
- B02: Toán, Sinh học, Địa lý.
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh.
Ngành tài chính ngân hàng – Tất cả những thông tin mới 2023 bạn cần nắm, chi tiết: https://giaiphapchontruong.com/nganh-tai-chinh-ngan-hang/
Chương trình đào tạo ngành học Bảo vệ thực vật
Dưới đây là khung chương trình đào tạo cùng với các môn học chuyên ngành Bảo vệ thực vật bạn có thể tham khảo:
STT | Khối kiến thức Giáo dục đại cương | Khối kiến thức cơ sở ngành | Khối kiến thức chuyên ngành | ||
1 |
Giáo dục quốc phòng và An ninh 1 (*)
|
36 | Sinh hóa B | 58 |
Côn trùng hại cây trồng 1
|
2 |
Giáo dục quốc phòng và An ninh 2 (*)
|
37 | TT. Sinh hóa | 59 |
Bệnh hại cây trồng 1
|
3 |
Giáo dục quốc phòng và An ninh 3 (*)
|
38 |
Vi sinh học đại cương-BVTV
|
60 | Cỏ dại 1 |
4 |
Giáo dục quốc phòng và An ninh 4 (*)
|
39 |
Di truyền học đại cương
|
61 |
Hóa bảo vệ thực vật A
|
5 | Giáo dục thể chất 1+2+3 (*) | 40 |
TT. Di truyền học đại cương
|
62 |
Động vật hại trong nông nghiệp
|
6 |
Anh văn căn bản 1 (*)
|
41 |
Sinh lý thực vật B
|
63 |
Phòng trừ sinh học côn trùng
|
7 |
Anh văn căn bản 2 (*)
|
42 |
TT. Sinh lý thực vật
|
64 |
Phòng trừ sinh học bệnh cây trồng
|
8 |
Anh văn căn bản 3 (*)
|
43 |
Hệ sinh thái nông nghiệp
|
65 |
IPM trong bảo vệ thực vật 1
|
9 |
Anh văn tăng cường 1 (*)
|
44 | Thổ nhưỡng B | 66 |
Thực tập giáo trình – BVTV
|
10 |
Anh văn tăng cường 2 (*)
|
45 | Phì nhiêu đất B | 67 |
Thực tập cơ sở – BVTV
|
11 |
Anh văn tăng cường 3 (*)
|
46 |
Dinh dưỡng cây trồng
|
68 |
Công nghệ sinh học trong Bảo vệ thực vật
|
12 |
Pháp văn căn bản 1 (*)
|
47 | Cây lúa | 69 |
Kiểm dịch thực vật và dịch hại sau thu hoạch
|
13 |
Pháp văn căn bản 2 (*)
|
48 | Cây ăn trái | 70 |
Tuyến trùng nông nghiệp
|
14 |
Pháp văn căn bản 3 (*)
|
49 | Cây màu | 71 |
Phương pháp giám định côn trùng hại cây trồng
|
15 |
Pháp văn tăng cường 1 (*)
|
50 | Cây rau | 72 |
Phương pháp giám định bệnh hại cây trồng
|
16 |
Pháp văn tăng cường 2 (*)
|
51 |
Cây công nghiệp dài ngày
|
73 | Virút hại thực vật |
17 |
Pháp văn tăng cường 3 (*)
|
52 |
Cây công nghiệp ngắn ngày
|
74 |
Anh văn chuyên môn – BVTV
|
18 |
Tin học căn bản (*)
|
53 | Cây hoa kiểng | 75 |
Pháp văn chuyên môn KH&CN
|
19 |
TT. Tin học căn bản (*)
|
54 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học- BVTV
|
76 |
Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật
|
20 |
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 1
|
55 |
Xác suất thống kê và phép thí nghiệm – BVTV
|
77 |
Bệnh sau thu hoạch
|
21 |
Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 2
|
56 |
Côn trùng đại cương
|
78 |
Côn trùng trong kho vựa
|
22 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
57 |
Bệnh cây đại cương
|
79 |
Bệnh và côn trùng hại cây rừng
|
23 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
|
80 |
Vi sinh vật và chuyển hóa vật chất trong đất
|
||
24 |
Pháp luật đại cương
|
81 |
Nuôi cấy mô thực vật
|
||
25 |
Logic học đại cương
|
82 |
Chọn giống cây trồng trong bảo vệ thực vật
|
||
26 |
Cơ sở văn hóa Việt Nam
|
83 |
Di truyền quần thể – số lượng
|
||
27 |
Tiếng Việt thực hành
|
84 |
Nông nghiệp sạch và bền vững
|
||
28 |
Văn bản và lưu trữ học đại cương
|
85 |
Thực hành nông nghiệp tốt (GAP)
|
||
29 |
Xã hội học đại cương
|
86 | Khuyến nông | ||
30 | Kỹ năng mềm | 87 |
Quản trị nông trại
|
||
31 |
Sinh học đại cương A1
|
88 |
Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn
|
||
32 |
TT. Sinh học đại cương A1
|
89 |
Khí tượng thủy văn
|
||
33 |
Hóa vô cơ và hữu cơ đại cương
|
90 |
Marketing nông nghiệp
|
||
34 |
TT. Hóa vô cơ và hữu cơ đại cương
|
91 |
Kỹ năng giao tiếp trong nông nghiệp
|
||
35 | Toán cao cấp B | 92 |
Ứng dụng GIS và Viễn thám trong BVTV
|
||
93 |
Phân loại thực vật B
|
||||
94 |
Luận văn tốt nghiệp – BVTV
|
||||
95 |
Tiểu luận tốt nghiệp – BVTV
|
||||
96 |
Côn trùng hại cây trồng 2
|
||||
97 |
Bệnh hại cây trồng 2
|
||||
98 | Cỏ dại 2 | ||||
99 |
IPM trong bảo vệ thực vật 2
|
Các trường chuyên đào tạo ngành Bảo vệ thực vật
Tại Việt Nam có khá nhiều trường đại học đào tạo ngành Bảo vệ thực vật ở cả 3 khu vực Bắc, Trung và Nam:
Tại khu vực miền Bắc
- Đại học Nông lâm Bắc Giang.
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Đại học Lâm nghiệp.
- Đại học Tây Bắc.
- Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên.
Khu vực miền Trung
- Đại học Quảng Nam.
- Đại học Nông lâm, Đại học Huế.
- Đại học Tây Nguyên.
- Đại học Hồng Đức.
Tại khu vực miền Nam
- Đại học An Giang.
- Đại học Nông lâm tại TP.HCM.
- Đại học Cần Thơ.
- Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp ở tỉnh Đồng Nai.
- Đại học Bạc Liêu.
- Đại học Dân lập Cửu Long.
Tham khảo: Tất tần tật những thông tin về ngành kiến trúc năm 2023
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành học Bảo vệ thực vật bạn sẽ có cơ hội đảm nhận một số công việc sau:
- Làm việc tại các cơ quan quản lý công tác Bảo vệ thực vật, trồng trọt, khuyến nông đến từ cấp Tỉnh thành Trung Ương và xuống đến tận từng đơn vị địa phương huyện, xã,…
- Cơ hội nghề nghiệp ở trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu cũng được rộng mở cho các bạn sinh viên ngành bảo vệ thực vật.
- Làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài nước về lĩnh vực Bảo vệ thực vật.
- Ngành Bảo vệ thực vật hiện nay đã được chính phủ khuyến khích đầu tư cùng với nhiều chính sách hấp dẫn. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật có thể tự mình xây dựng doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hoặc thành lập công ty tổ chức tư vấn và hỗ trợ công tác Bảo vệ thực vật.
Mức lương của ngành Bảo vệ thực vật
Trên thực tế, mức lương của ngành học Bảo vệ thực vật sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như địa điểm làm việc, vị trí làm việc,…Mức lương của ngành này sẽ dao động trong khoảng từ 5 đến 15 triệu/ tháng tùy thuộc vào từng vị trí công việc.
Đừng bỏ lỡ: Những thông tin quan trọng cần biết về ngành điện công nghiệp và dân dụng
Kết luận
Trên đây là những thông tin cần thiết về Ngành Bảo vệ thực vật mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Trong quá trình tìm hiểu nếu bạn yêu thích và cảm thấy bản thân phù hợp với ngành học Bảo vệ thực vật hãy cố gắng rèn luyện bản thân để theo đuổi ngành học ý nghĩa này nhé!
Đừng quên theo dõi Giải Pháp Chọn Trường để thường xuyên cập nhật các thông tin mới nhất!