Chọn Ngành

Những thông tin quan trọng cần biết về ngành điện công nghiệp và dân dụng

Ở thời điểm hiện tại, điện có thể được ví như một trong những ngành xương sống quan trọng của đất nước. Tuy ngành điện được chia thành 2 ngành riêng lẻ là điện công nghệ và điện dân dụng với công suất sử dụng hàng hoàn toàn khác nhau.

Tuy nhiên, có rất nhiều người trong chúng ra không biết rõ về 2 lĩnh vực này. Thực trạng này dấy lên một câu hỏi cho các bạn sinh viên là: liệu có nên học ngành điện? Hãy cùng Giải Pháp Chọn Trường tìm hiểu về chủ đề này trong bài biết sau đây!

Khái niệm về ngành điện công nghiệp và điện dân dụng

Điện công nghiệp là gì?

Điện công nghiệp là một định nghĩa nhằm để chỉ hệ thống nguồn điện được cung cấp để sử dụng với mục đích phục vụ các đơn vị nhà máy, nhà xưởng, các cơ sở sản xuất,…Một hệ thống điện công nghiệp sẽ bao gồm toàn bộ hệ thống, mạng lưới điện của đơn vị kinh doanh công nghiệp như hệ thống cung cấp điện động lực, mạng lưới điện chiếu sáng, tủ điện công nghiệp phân phối,…

nganh dien
Điện công nghiệp là gì?

Điện công nghiệp là một phần vô cùng quan trọng trong việc doanh nghiệp và sản xuất nhà máy. Hệ thống này sẽ có vai trò cung cấp nhu cầu điện năng, quyết định năng suất và đầu ra của doanh nghiệp. Vậy nên, bất kỳ doanh nghiệp nào khi kinh doanh thì cũng cần phải đầu tư thật kỹ lưỡng và chỉn chu từ công đoạn thiết kế đến công đoạn thi công hệ thống điện, thậm chí là sau khi đã đi vào sử dụng.

Điện dân dụng là gì?

Điện dân dụng khác hoàn toàn với hệ thống điện công nghiệp. Đây chỉ là một hệ thống được sử dụng nhằm cung cấp nhu cầu điện năng để vận hành các thiết bị có công suất nhỏ, điển hình như: đèn chiếu sáng, hệ thống sưởi, lò vi sóng, tủ lạnh,…

Hệ thống điện dân dụng chủ yếu được dùng để phục vụ cho mục đích sinh hoạt trong gia đình. Có một điều mà hệ thống điện dân dụng cũng giống với hệ thống điện công nghiệp là việc đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn và thuận lợi khi thi công và khi sử dụng.

nganh dien
Điện dân dụng là gì?

Xem thêm: Tổng quan ngành công nghệ thông tin và 10 điều bạn nên biết

Điện công nghiệp và điện dân dụng có gì khác nhau?

Như phân tích nêu trên thì ngành điện công nghiệp và điện dân dụng khác nhau ở mức công suất. Cụ thể hơn, điện công nghiệp có mức công suất cao, ứng dụng dòng điện 3 pha trong khi đó điện dân dụng thì có mức điện áp thấp, sử dụng dòng điện 1 pha. Vậy sự khác nhau giữa 2 hệ thống điện này là gì?

Mức điện áp

Điện áp 1 pha ở Việt Nam là 220V, cao hơn so với các nước như Đài Loan, Hoa Kỳ, Nhật bản,… (thường là 110V, 120V,…). Trong khi đó, điện áp 3 pha là 380V, cũng cao hơn nhiều so với các nước Đài Loan, Hoa Kỳ, Nhật bản,…(chỉ thường rơi vào khoảng 200 – 220V).

nganh dien
Ngành điện và các mức điện áp phổ biến

Mục đích sử dụng

Dòng điện 1 pha thường được sử dụng với mục đích vận hành các thiết bị công suất nhỏ, phục vụ sinh hoạt cho gia đình. Trái lại, dòng điện 3 pha sẽ được sử dụng cho các nhà xưởng, nhà máy,… nhằm mục đích vận hành các thiết bị và máy móc công suất lớn.

Độ phức tạp

Hệ thống điện 1 pha gồm 2 dây dẫn, bao gồm 1 dây nóng và 1 dây lạnh. Trong khi đó, hệ thống điện 3 pha sẽ phức tạp hơn, bao gồm 3 dây nóng và 1 dây lạnh. Điện 3 pha trên thực tế sẽ có cấu tạo giống như ba đường điện 1 pha chạy song song và có chung 1 dây trung tính.

nganh dien
Ngành điện có độ phức tạp cao

Độ an toàn và giá thành

Về mức độ an toàn và giá thành thì thông thường điện dân dụng sẽ đảm bảo các tiêu chí đánh giá tốt hơn điện công nghiệp. Điện công nghiệp 3 pha thường sẽ rất dễ gây cháy, chập nếu quá trình thi công và lắp đặt xảy ra nhầm lẫn. Theo đó thì dòng điện 3 pha này cũng có giá thành đắt hơn bởi mục đích phục vụ sản xuất và kinh doanh.

Vai trò của ngành điện công nghiệp và dân dụng đối với nhu cầu của con người

Có thể nói, ngành điện công nghiệp và điện dân dụng nắm giữ vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người thời hiện nay, gần như xuất hiện trong mọi mặt từ sinh hoạt cho đến sản xuất. Điện giúp vận hành các hệ thống điện và đảm bảo quá trình diễn ra một cách trơn tru.

Bên cạnh đó, hệ thống điện đồng thời cũng giúp cho quá trình truyền tải điện năng diễn ra một cách an toàn và hiệu quả. Điện phục vụ quá trình sản xuất bao gồm các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, dân sinh,…

nganh dien
Vai trò của ngành điện công nghiệp và dân dụng đối với nhu cầu của con người

Xem thêm: Học ngành xây dựng ra trường làm gì? TOP 5 lý do nên chọn ngành xây dựng

Học ngành điện công nghiệp và điện dân dụng thì sẽ được đào tạo những gì?

Theo các báo cáo thống kê hàng năm về nhu cầu nhân lực thì hiện nay ngành điện công nghiệp và điện dân dụng đang đứng đầu top các ngành nghề cần nhân lực cao. Nguyên nhân là vì tình trạng thiếu hụt nhân lực ngành điện tại Việt Nam.

Có thể nói, nếu không có ngành điện thì các ngành khác hầu như rất khó để có thể hoạt động tốt trong thời đại này. Vậy nên, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của các ngành nghề khác thì ngành điện nên ưu tiên có nguồn nhân lực chất lượng và dồi dào hơn cả.

nganh dien
Học ngành điện công nghiệp và điện dân dụng thì sẽ được đào tạo những gì?

Các bạn sinh viên khi theo học ngành điện công nghiệp và điện dân dụng sẽ được tạo những kiến thức và kinh nghiệm chuyên ngành nhằm nâng cao cơ hội công việc trong tương lai.

Các bạn có thể được học để trở thành một nhân viên bảo trì hệ thống điện chuyên nghiệp trong những nhà máy, xưởng sản xuất. Sinh viên học để trở thành một kỹ thuật viên điện tử có thể làm những công việc liên quan đến vận hành, bảo trì, phân phối điện năng trong hệ thống điện tại các công ty, nhà máy thường xuyên sử dụng máy phát điện, trạm biến áp,…

Cơ hội nghề nghiệp ngành điện công nghiệp và dân dụng

Dù bạn học đại học chính quy, học cao đẳng hay học nghề thì sau khi tốt nghiệp ngành điện công nghiệp và điện dân dụng đều có thể tìm kiếm cơ hội việc làm hấp dẫn.

Khi các bạn đã có được những kiến thức và kinh nghiệm về chuyên ngành điện công nghiệp và điện dân dụng thì có thể xin vào làm việc tại hầu hết các nhà máy, công ty, xí nghiệp, khu công nghiệp trong khu vực toàn quốc. Thậm chí bạn cũng có thể mở một công ty cho riêng mình.

nganh dien
Cơ hội nghề nghiệp ngành điện công nghiệp và dân dụng

Học ngành điện công nghiệp và dân dụng ra trường làm gì? Mất bao lâu để tốt nghiệp?

Dĩ nhiên, nếu kiến thức và kinh nghiệm của các bạn cao thì các bạn hoàn toàn có thể đảm nhận các vai trò như tổ trưởng, trưởng bộ phận, quản lý, giám sát viên,… tại các công ty, xí nghiệp, nhà máy,… Hãy tham khảo những thông tin dưới đây về cơ hội nghề nghiệp của các sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành điện công nghiệp và điện dân dụng:

  • Tự mở công ty, cửa hàng sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng,… các thiết bị điện
  • Trở thành một kỹ thuật viên về điện cho các công ty điện
  • Trở thành nhân viên bộ phận vận hành, bảo trì và quản lý mạng lưới điện cho các căn hộ, tòa nhà, khách sạn hoặc các xưởng chế biến, sản xuất lương thực, thực phẩm, đồ gỗ, dệt may,…
  • Trở thành nhân viên tại các nhà máy sản xuất điện (nhà máy nhiệt điện, thủy điện,…)
nganh dien
Học ngành điện công nghiệp và dân dụng ra trường làm gì? Mất bao lâu để tốt nghiệp?

Để có thể thành công trong tương lai khi theo học ngành điện công nghệ và dân dụng thì các bạn sinh viên cần phải trang bị cho mình những kiến thức chuyên ngành hiệu quả trong suốt một khoảng thời gian khá dài. Theo đó, thông thường sẽ kéo dài trên 1.5 năm tuỳ vào trường đào tạo.

Mức lương của nhân viên ngành điện công nghiệp và dân dụng

Có thể nói, ngành điện là một trong những ngành trụ cột quan trọng của quốc gia, tiên phong quyết định sự phát triển và bền vững của nền kinh tế nước nhà. Vậy nên, mức lương ngành này luôn là một vấn đề rất hot.

Theo đó, mức lương của nhân viên ngành điện công nghiệp và dân dụng khởi điểm sẽ dao động từ 3 – 5 triệu VND/tháng, sau một năm có thể tăng lên mức 7 – 10 triệu VND/tháng. Đối với những nhân viên có trình độ chuyên môn cao thì mức lương vẫn sẽ còn tăng nhanh đáng kể, dao động từ 15 – 30 triệu là chuyện rất bình thường.

nganh dien
Mức lương của nhân viên ngành điện công nghiệp và dân dụng

Xem ngay: Kỹ thuật Xét nghiệm y học – Những thông tin bạn cần biết

Các trường đào tạo ngành điện công nghiệp và dân dụng khi vực TP. Hồ Chí Minh

Dưới đây là danh sách các trường đạo tạo tuy tín ngành điện công nghiệp và dân dụng khu vực TP. Hồ Chí Minh:

  • Đại học công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
  • Cao đẳng điện lực TP. Hồ Chí Minh
  • Cao đẳng công nghệ Sài Gòn
nganh dien
Các trường đào tạo ngành điện công nghiệp và dân dụng khi vực TP. Hồ Chí Minh

Lời kết

Giải Pháp Chọn Trường hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích được những bạn đang có ý định sẽ theo học ngành điện trong tương lai hoặc những bạn đang tìm kiếm cho mình một ngành nghề thích hợp. Nếu còn câu hỏi nào khác về ngành nghề, đừng chần chừ mà liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. Trân trọng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *