Chứng chỉ cấp dưỡng mầm non là loại chứng chỉ quan trọng dành cho những đối tượng làm công việc cấp dưỡng tại các trường mầm non, tư thục. Tại trường mầm non, ngoài các vị trí bảo mẫu, hiệu trưởng, hiệu phó, bộ phận cấp dưỡng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống trường mầm non. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các thông tin liên quan đến chứng chỉ cấp dưỡng và công việc này thực tế là làm những gì. Cùng theo dõi nhé!
Cấp dưỡng mầm non là công việc gì?
Cấp dưỡng mầm non là công việc phụ trách và đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi đến trường mẫu giáo.
Cấp dưỡng có nhiệm vụ chịu trách nhiệm đối với từng bữa ăn của trẻ sao cho trẻ được cung cấp đầy đủ chất cần thiết cho cơ thể, chế độ ăn uống lành mạnh, an toàn để có sức khỏe phục vụ cho việc học tập và phát triển.
Độ tuổi mầm non là một độ tuổi cần chú trọng về vấn đề ăn uống hơn bao giờ hết, vì vậy, công việc cấp dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đến việc nuôi nấng và dạy dỗ các em trong giai đoạn phát triển về thể chất và trí tuệ.
Chứng chỉ cấp dưỡng mầm non là gì?
Để có đủ điều kiện đảm nhận công việc cấp dưỡng, bạn cần phải có chứng chỉ cấp dưỡng mầm non. Đây là loại chứng chỉ được đào tạo trong thời gian ngắn tùy khóa, từ 1,5 – 3 tháng. Chứng chỉ sẽ được cấp trong vòng 3-7 ngày sau khi hoàn thành khóa học.
Chứng chỉ cấp dưỡng mầm non có thời hạn là vô hạn và giá trị trên toàn quốc. Loại chứng chỉ này có giá trị pháp lý và được cơ quan chức năng cấp cho học viên hoàn thành khóa học.
Có nhiều bạn thắc mắc chứng chỉ cấp dưỡng mầm non và văn bằng cấp dưỡng mầm non có phải là một không, thì câu trả lời ở đây là Có.
Hai loại giấy tờ này đều là như nhau, mọi người thường gọi chứng chỉ là bằng cho dễ hiểu và từ “bằng” thường thông dụng, gần gũi hơn trong giao tiếp hằng ngày.
Trên thực tế, mọi người có thể gọi bằng tên nào cũng đều được nhưng nếu viết vào các loại giấy tờ pháp lý thì cần lưu ý chỉ được quyền viết là Chứng chỉ cấp dưỡng mầm non.
Đối tượng có thể tham gia khóa học lấy chứng chỉ cấp dưỡng mầm non
Đối tượng để có thể đăng ký tham gia khóa học đào tạo chứng chỉ cấp dưỡng bao gồm:
- Công dân mang quốc tịch Việt Nam có độ tuổi từ 18 trở lên và có bằng tốt nghiệp THPT.
- Những người yêu thích công việc nấu ăn cũng như chăm sóc trẻ nhỏ.
- Người có sức khỏe tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm hay thần kinh.
- Người có nhu cầu tìm kiếm việc làm cấp dưỡng hoặc mở quán ăn cho trẻ mầm non.
- Nhân viên cấp dưỡng nhưng chưa bổ sung chứng chỉ trong hồ sơ.
- Những người muốn có công việc ổn định ở trường mẫu giáo, mầm non tư thục.
- Mẹ bỉm sữa muốn bổ sung kiến thức chăm sóc em bé tại nhà.
Hồ sơ, hình thức đào tạo và học phí khi học chứng chỉ cấp dưỡng mầm non
Hồ sơ đăng ký học chứng chỉ cấp dưỡng
Khi bạn muốn đăng ký khóa học lấy chứng chỉ cấp dưỡng mầm non (chứng chỉ cấp dưỡng tiểu học), bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ mà trung tâm hoặc đơn vị giảng dạy yêu cầu. Thông thường, các loại giấy tờ cần thiết sẽ bao gồm:
- 02 Bản photo CMND/ CCCD có công chứng.
- 04 Ảnh thẻ có kích thước 3×4 có ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh ở mặt sau ảnh.
- Phiếu đăng ký của Trường (Bộ phận tuyển sinh sẽ gửi link hoặc file cho học viên điền).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ những loại giấy tờ trên, các bạn chỉ cần nộp chúng về MNI. Chúng tôi sẽ giúp các bạn hoàn thành thủ tục nhập học sớm nhất có thể, chỉ trong vòng 1 phút 30 giây.
Hình thức đào tạo chứng chỉ cấp dưỡng và học phí
Đối với hình thức đào tạo, hiện nay, công nghệ thông tin phát triển, hình thức đào tạo và giáo dục trực tuyến cũng không còn xa lạ đối với mỗi người.
Để tạo điều kiện cho mọi học viên có nhu cầu lấy chứng chỉ cấp dưỡng mẫu giáo, bên cạnh hình thức đào tạo trực tiếp, nhiều trung tâm, đơn vị đã triển khai thêm hình thức đào tạo trực tuyến.
Hình thức trực tuyến phù hợp với những ai đã có kinh nghiệm làm việc ở lĩnh vực chăm sóc trẻ nhưng chưa có chứng chỉ, thời gian học tập linh hoạt, tự học tại nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Hai hình thức trên đều có thời gian đào tạo là như nhau, tuy nhiên, học phí khi đăng ký khóa học có sự chênh lệch.
- Với hình thức đào tạo trực tuyến tại nơi dạy sẽ thường có mức giá rơi vào khoảng 2.500.000VNĐ/ khóa học vì chi phí này gồm phí giảng dạy, tài liệu, cơ sở vật chất và phí làm chứng chỉ.
- Còn hình thức đào tạo từ xa sẽ có mức phí là 1.500.000 VNĐ/ khóa học vì không tốn các loại phí tài liệu hay cơ sở vật chất.
Lộ trình đào tạo cho mỗi học viên tham gia khóa học gồm những gì?
Các học viên khi tham gia khóa đào tạo chứng chỉ cấp dưỡng mầm non sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng liên quan đến việc liên quan đến:
- Xây dựng khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng.
- Tổ chức, sắp xếp, vệ sinh bếp và dụng cụ làm bếp.
- Kỹ thuật chế biến đảm bảo thức ăn không bị mất chất dinh dưỡng.
- Hiểu được đặc điểm phát triển của cơ thể trẻ qua từng giai đoạn.
- Đảm bảo an toàn lao động ở khu vực nhà bếp.
Yêu cầu của vị trí công việc cấp dưỡng mầm non
Cấp dưỡng là công việc không quá nhẹ nhàng và mang tính đặc thù cao. Bên cạnh tình yêu thương đối với các em nhỏ, người làm công việc cấp dưỡng còn cần có nhiều kỹ năng, kiến thức về thực phẩm để bảo đảm an toàn cho các em.
Vậy, những kỹ năng mà một người cấp dưỡng mầm non cần phải trang bị là gì?
Kỹ năng tính toán dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn
Kỹ năng tính toán cho một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng là một kỹ năng cần thiết đối với một nhân viên cấp dưỡng.
Bạn cần nắm rõ chế độ dinh dưỡng được nhà trường quy định và nghiên cứu về các hàm lượng chất như protein, chất béo, vitamin trong một khẩu phần ăn cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo là như thế nào.
Việc cung cấp đủ chất cho cơ thể trẻ nhỏ rất quan trọng bởi vì khi các em được ăn uống khoa học, cơ thể sẽ phát triển khỏe mạnh, phát huy được hết khả năng của bản thân, đảm bảo cho việc học tập được duy trì ổn định.
Đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Khâu vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề thiết yếu khi nấu ăn. Không chỉ riêng công việc làm cấp dưỡng cần chú ý vấn đề này, mà tất cả mọi người đều được khuyến cáo nên bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm khi đảm nhận bữa ăn.
Cần vệ sinh an toàn trong mọi khâu, từ giai đoạn chuẩn bị cho đến giai đoạn nấu xong.
Khi chuẩn bị nguyên liệu, người cấp dưỡng cần chọn nguyên liệu tươi ngon, tránh ham rẻ mà chọn các loại thực phẩm ôi thiu, hết hạn, gây ngộ độc thực phẩm cho trẻ, thậm chí có thể xảy ra những hậu quả nặng hơn.
Sơ chế thật kỹ nguyên liệu trước khi chế biến, thức ăn cần được nấu chín trước khi mang cho trẻ ăn.
Cuối cùng, khâu dọn dẹp khu vực bếp cũng rất quan trọng. Một khu vực nấu ăn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, sẽ hạn chế được các loại côn trùng, con vật gây mất vệ sinh cho thức ăn.
Vì cơ thể của trẻ nhỏ có đề kháng còn yếu, nên tuyệt đối phải giữ gìn sạch sẽ, dọn dẹp khu bếp mỗi khi sử dụng xong.
Kỹ năng nấu ăn ngon và tạo bữa ăn hấp dẫn cho trẻ
Khi bạn học khóa học lấy chứng chỉ cấp dưỡng mầm non, bạn sẽ được cung cấp những kiến thức liên quan đến việc làm sao để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết khẩu phần ăn của mình.
Trẻ mầm non rất thích những thức ăn được trình bày bắt mắt, có nhiều màu sắc, bạn có thể xếp đồ ăn thành những hình con vật đáng yêu, dễ thương để kích thích được ham muốn ăn uống của bé.
Bên cạnh đó, yếu tố nấu ăn ngon cũng rất quan trọng, vì nếu đồ ăn nhạt quá hoặc đậm vị quá thì bé sẽ chán ăn, dẫn đến bỏ bữa. Một điều mà nhân viên cấp dưỡng cần lưu ý đó là không nên bỏ gia vị cay vào đồ ăn cho trẻ.
Vì các bé còn nhỏ, không thể ăn thức ăn cay được, nên chọn những loại đồ ăn dễ nhai, dễ nuốt, không có xương, nhằm tránh gây nguy hiểm cho bé.
Những công việc mà một nhân viên cấp dưỡng cần làm trong một ngày
Nhân viên cấp dưỡng thường đảm nhận nhiều vai trò trong một ngày làm việc. Từ khâu lên kế hoạch, chuẩn bị bữa ăn hàng ngày, cho đến việc chọn lựa nguyên liệu, chế biến và dọn dẹp căn bếp để đảm bảo vệ sinh.
Có thể thấy rằng đây là một công việc vất vả, đòi hỏi bạn cần có sức bền và phân chia công việc một cách hợp lý. Sau đây là những công việc mà một nhân viên cấp dưỡng thường làm trong một ngày:
Sáng
- Công việc của cấp dưỡng thường bắt đầu từ lúc sáng sớm, khoảng 6h30 là phải có mặt tại nơi làm việc.
- Nhiệm vụ đầu tiên đó là sắp xếp, lau chùi căn bếp, kiểm tra nguyên liệu đã đến đủ chưa và xem nguyên liệu có tươi sạch hay không rồi mới bắt đầu giai đoạn sơ chế.
- Sơ chế xong, canh giờ để nấu thức ăn sao cho khi đến giờ ăn thì thức ăn vẫn còn nóng ấm, không để thức ăn nguội lạnh.
Trưa
- Nhân viên cấp dưỡng phân chia đồ ăn và mang đến từng lớp để giáo viên chỉ đạo bố trí cho các bé ăn.
- Sau khi ăn xong, cấp dưỡng có nhiệm vụ thu dọn chén đĩa và mang về khu vực bếp để rửa sạch.
Chiều
- Chuẩn bị đồ ăn xế, ăn nhẹ cho các bé và mang lên lớp khi các bé ngủ dậy.
- Sau đó, thu dọn chén bát và quay trở lại bếp để dọn dẹp.
- Công việc kết thúc thường rơi vào khoảng 16h chiều.
Có nên mua chứng chỉ cấp dưỡng mầm non để khỏi phải học hay không?
Đây là một loại văn bằng mang tính pháp lý và được cấp cho học viên tham gia khóa học được tổ chức bởi các đơn vị, trung tâm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Vì thế, chứng chỉ này không được phép trao đổi, mua bán như hàng hóa thông thường.
Hiện nay, vẫn có nhiều nơi rao bán các loại chứng chỉ một cách trái phép, người học tuyệt đối không nên ủng hộ những hành vi sai trái với pháp luật, gây ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình và xã hội.
Lời kết
Việc học và tốt nghiệp lấy chứng chỉ cấp dưỡng mầm non sẽ giúp cho bạn có các kỹ năng cần thiết cho vị trí này. Bạn nên thường xuyên cập nhật những thông tin mới về thực phẩm cũng như rèn luyện các kỹ năng thật nhiều để công việc có kết quả tốt nhất. Nếu bạn đang có thắc mắc về các loại chứng chỉ, hãy liên hệ cho chúng tôi ngay để được giải đáp trực tiếp nhé!
Phạm vi hoạt động của MNI GROUP
Gia Lai
Đắk Lắk
Đắk Nông
Lâm Đồng
Bình Thuận
Bình Phước
Đồng Nai
Vũng Tàu
Tây Ninh
Bình Dương
Long An
Tiền Giang
Bến Tre
Đồng Tháp
Vĩnh Long
Trà Vinh
An Giang
Cần Thơ
Hậu Giang
Sóc Trăng
Kiên Giang
Bạc Liêu
Cà Mau
TPHCM